发布时间:2025-01-12 18:11:28 来源:Empire777 作者:La liga
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẽ đảm bảo sự an toàn và tương lai cho nước này bất kể sức ép không ngừng và các mối đe dọa quân sự từ bên ngoài. Đâu là tác nhân để Bình Nhưỡng tự tin trước sức ép của Mỹ và Liên Hiệp Quốc ?ềuTintựtinbảovệantonđấtnướket qua bong da nhanh nhat
Một loại tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Có nhiều lý do để ông Kim Jong-un tự tin trong tuyên bố của mình như liên tục bị Liên Hiệp Quốc (LHQ) trừng phạt từ năm 2006 đến nay, Bị Mỹ trừng phạt về kinh tế, cô lập ngoại giao và đe dọa sẽ hủy diệt…, nhưng Triều Tiên vẫn tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, thứ mà Triều Tiên muốn khẳng định đảm bảo an toàn và tương lai đất nước chính là vũ khí hạt nhân của nước này.
Mới đây, Báo cáo của ủy ban độc lập bao gồm các chuyên gia giám sát các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên cho rằng Triều Tiên vẫn tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Đồng thời cáo buộc Bình Nhưỡng có thể đã phát triển các thiết bị hạt nhân thu nhỏ cho phù hợp với các đầu đạn của tên lửa đạn đạo.
Báo cáo cho biết, nhiều nước tin rằng, 6 cuộc thử nghiệm hạt nhân gần đây đã giúp Bình Nhưỡng phát triển các thiết bị hạt nhân thu nhỏ. Cụ thể báo cáo của các chuyên gia giám sát LHQ khẳng định: “Triều Tiên đang tiếp tục chương trình hạt nhân của nước này, kể cả sản xuất urani làm giàu mức cao và xây dựng một lò thử nghiệm phản ứng nước nhẹ”. Chính những tác động trên nên chuyên gia độc lập chuyên giám sát các lệnh cấm vận của LHQ đã đề xuất Hội đồng Bảo an LHQ tiếp tục trừng phạt Triều Tiên.
Kể từ năm 2018, Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp nhau 3 lần để đàm phán phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên nhưng không đạt được tiến triển đáng kể nào. Tại những lần đàm phán, phía Mỹ yêu cầu Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân trong khi Bình Nhưỡng yêu cầu Washington chấm dứt các biện pháp trừng phạt, điều kiện để tiếp tục đàm phán. Nhưng sau đó các bên liên quan vẫn chưa thực hiện triệt để những yêu cầu đặt ra. Mặc dù Triều Tiên đã không tiến hành vụ thử nghiệm nguyên tử nào kể từ tháng 9-2017 đến nay.
Trong một diễn biến liên quan, mới đây dư luận ở Mỹ cho rằng, ông Trump đang cân nhắc đến việc đàm phán với Triều Tiên nhằm thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ông Trump từng cố gắng làm điều này cách đây 18 tháng ở Hà Nội nhưng đã thất bại. Tuy nhiên, hiện nay, một yếu tố cấp bách khác khiến Tổng thống Trump muốn thử lại điều này thêm một lần, đó là cuộc đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ tới đang vào giai đoạn nước rút.
Thực tế hiện nay, ông Trump đang bị ông Biden dẫn trước trong hầu hết các cuộc khảo sát khi cuộc bầu cử Tổng thống chỉ còn 3 tháng nữa là diễn ra. Do vậy nhiều khả năng, chính quyền Mỹ đang xem xét các lựa chọn đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán để lấy lại sự tín nhiệm của cử tri đối với ông Trump. Ý tưởng này được thực hiện nhằm tạo ra cái gọi là “điều bất ngờ tháng 10” (dự kiến đàm phán Mỹ -Triều sẽ diễn ra trong tháng 10), một chiến lược quen thuộc trong các kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ nhằm tranh thủ sự ủng hộ trước khi các cử tri đi bỏ phiếu.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố phức tạp trong kế hoạch này liên quan đến đàm phán Mỹ - Triều. Trong đó, đáng chú ý là quan hệ Mỹ - Trung Quốc ngày càng xấu đi, trong khi Trung Quốc hiện có tiếng nói quan trọng đối với Triều Tiên. Mặt khác, quan hệ 2 miền liên Triều cũng có dấu hiệu nguội lạnh nên Hàn Quốc khó có thể làm trung gian xúc tiến đàm phán Mỹ - Triều. Cuối cùng là chính bản thân Triều Tiên cũng không còn tha thiết đàm phán với Mỹ. Từ những lý do trên đã khiến dự định đàm phán Mỹ - Triều của ông Trump khó thành hiện thực.
Nhìn ở góc độ khác, việc Triều Tiên tuyên bố vũ khí hạt nhân sẽ đảm bảo sự an toàn và tương lai cho đất nước đã cho thấy quyết tâm theo đuổi chương trình hạt nhân của ông Kim Jong-un bất chấp các lệnh trừng phạt mới nhằm vào nước này.
HN tổng hợp
相关文章
随便看看