【kết quả bóng đá giải hạng 2 nhật bản】Thực hiện các chính sách giảm nghèo: Mỗi năm ngân sách chi 25.000 tỷ đồng

 人参与 | 时间:2025-01-26 23:24:14

giảm nghèo

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Bùi Tư

Bổ sung thêm 2 chỉ số đo lường

Sáng 12/6,ựchiệncácchínhsáchgiảmnghèoMỗinămngânsáchchitỷđồkết quả bóng đá giải hạng 2 nhật bản Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội thảo khoa học đánh giá chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất xây dựng chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025.

Tại hội thảo, ông Tô Đức - Chánh Văn phòng Giảm nghèo quốc gia (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, việc tiếp cận chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 đã nhận diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo thu nhập và từng chiều, chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đây là cơ sở để các địa phương triển khai những chương trình, cơ chế đặc thù thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 9,88% đầu năm 2016 xuống còn 3,75% cuối năm 2019, dự kiến xuống dưới 3% cuối năm 2020, bình quân giảm 1,53% /năm, tỷ lệ giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra cho giai đoạn 2016 - 2020 là 1 - 1,5%/năm.

Tuy nhiên, cũng theo ông Tô Đức, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn những hạn chế, như quy định về chuẩn nghèo đã bộc lộ một số nội dung lạc hậu, bất cập. Cụ thể, chuẩn nghèo về thu nhập chỉ bằng 70% chuẩn mức sống tối thiểu tại thời điểm năm 2015 - 2021.

Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng chuẩn nghèo đã nảy sinh những vấn đề mới chưa quy định. Cụ thể, chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm chưa được quy định trong chuẩn nghèo quốc gia; chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về y tế chưa được đo lường bằng chỉ số dinh dưỡng, chưa phù hợp với xu thế chung của quốc tế.

Ông Tô Đức cho biết, Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025.

Theo dự thảo, phương án chuẩn mức sống tối thiểu giai đoạn 2021 - 2025 đề xuất áp dụng là 1,586 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 2,065 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Chuẩn mức sống trung bình được đề xuất là 2,25 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 3 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

Về tiêu chí xét hộ nghèo, hộ cận nghèo trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất áp dụng các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và thu nhập trung bình hàng tháng. Các tiêu chí này đều cao hơn trước. Trong đó, bổ sung thêm chỉ số tiếp cận việc làm và chỉ số về người phụ thuộc trong hộ gia đình.

Ông Tô Đức cho biết, theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025, ước tính tỷ lệ hộ nghèo đa chiều khoảng 9,4%, tương ứng với 2,5 triệu hộ, 10 triệu khẩu; tỷ lệ hộ cận nghèo khoảng 7%, tương ứng với 1,89 triệu hộ, 7,61 triệu khẩu.

“Ước tính khi thực hiện chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025, tổng nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 chỉ đạt 78,30% so với giai đoạn 2016 - 2020; ngân sách chi để thực hiện các chính sách giảm nghèo bình quân là 25.000 tỷ đồng/năm (bao gồm ngân sách hỗ trợ chi mua bảo hiểm y tế, chính sách hỗ trợ giáo dục, tiền điện, tín dụng/cấp bù lãi suất, trợ giúp pháp lý…), không làm gia tăng ngân sách so với giai đoạn 2016 - 2020” - ông Tô Đức cho hay.

Hướng tới hỗ trợ toàn diện cho hộ nghèo

Đóng góp ý kiến tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Thuỷ - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hoà Bình cho biết, đến nay tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Hoà Bình còn 11,36%, với 21.000 hộ nghèo, số hộ cận nghèo hơn 20%. Tổng cộng tỉnh còn gần 60.000 hộ nghèo và cận nghèo, cao hơn mặt bằng chung của vùng miền núi phía Bắc cũng như cả nước. Thực tế cho thấy, khái niệm nghèo chỉ là tương đối, có thể thay đổi theo từng giai đoạn và bối cảnh xã hội.

Ông Thủy cho rằng, chúng ta đặt ra mức chuẩn sống tối thiểu để đánh giá mức sống của con người, nếu thước đo phức tạp quá, thì sẽ rất khó đánh giá. Theo ông Thủy, trong giai đoạn mới, ngoài 5 chiều cũ đã áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, đề nghị có thêm 1 chiều nữa, có thể là văn hoá hay đạo đức.

"Đây là tiêu chí "mềm", nhằm tránh tư tưởng trông chờ ỷ lại của hộ nghèo hay cận nghèo. Qua đó, nâng cao ý thức tự lực cánh sinh của hộ nghèo. Với tiêu chí "mềm" này, khi áp dụng ở những xã nông thôn mới sẽ rất thuận lợi" - ông Thuỷ góp ý.

Cũng theo ông Thuỷ, giảm nghèo chỉ riêng Nhà nước không thể làm được, mà cần có sự tích cực từ các đại phương, quan trọng nhất là cần ý thức vươn lên từ chính những hộ nghèo. Do đó, chính sách nên cố gắng giảm hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, hướng tới tạo việc làm, tổ chức sản xuất, dịch vụ, tăng cường các mô hình…; hỗ trợ bà con phải sát thực tế thì mới đảm bảo giảm nghèo bền vững.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Văn Thanh cũng nhấn mạnh, trong giai đoạn 2021 – 2025 cần thiết phải xây dựng, ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốc gia mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới. Theo đó chuẩn nghèo mới sẽ được xây dựng theo hướng kế thừa những điểm tích cực, thành công; khắc phục những nội dung lạc hậu, tồn tại, vướng mắc của chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

Đồng thời, giải quyết các vấn đề, chiều thiếu hụt phát sinh hoặc mới được nhận diện để phù hợp với thực tế, hướng tới mục tiêu hỗ trợ toàn diện, bao trùm người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, lõi nghèo…/.

Bùi Tư

顶: 4踩: 57296