Sản xuất tiêu sạch theo hướng hữu cơ sinh học được hội viên Tổ hợp tác trồng tiêu Hội Cựu chiến binh xã Minh Đức hưởng ứng và nhân rộng
Không lạm dụng phân bón hóa học
Ông Bùi Đăng Kế,ựuchiếnbinhliecircnkếttrồngtiecircusạbang xep hang vdqg ha lan thành viên tổ hợp tác có 1.000 nọc tiêu. Dù trồng từ năm 1986 nhưng do không lạm dụng phân bón hóa học nên vườn tiêu vẫn giữ được độ bền, ít sâu bệnh. Ông Kế cho biết: Những năm tiêu được giá, nhiều hộ bón thúc phân hóa học để cây ra nhiều trái. Mặt trái của cách làm này là thu hoạch xong tiêu mất sức, không giữ được độ bền, hễ sâu bệnh, nhiễm tuyến trùng là chết hàng loạt. Tôi kiên trì bón phân vi sinh để giữ độ bền cho tiêu. Trong vườn hễ trụ tiêu nào có dấu hiệu bệnh tôi đều mời kỹ sư về “thăm khám”. Nhờ được tư vấn cũng như hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây tiêu theo hướng hữu cơ bền vững mà gia đình tôi biết cách phòng trừ các loại sâu bệnh thường gặp trên cây tiêu. Sở dĩ tránh được bệnh trên cây tiêu, tôi luôn tuân thủ các nguyên tắc như: trồng tiêu trên trụ sống, chủ động nguồn nước tưới, thoát nước tốt, sử dụng phân hữu cơ, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật.
Ông Kế giải thích, trồng tiêu trên trụ sống không chỉ che mát, giúp dây tiêu quang hợp tốt mà còn kéo dài thời gian khai thác, hạn chế các dịch bệnh nguy hiểm và có thể giảm chi phí đầu tư ban đầu. Do được bón phân vi sinh và phân chuồng nên đất trong vườn tiêu nhà ông luôn tơi xốp, xung quanh gốc tiêu có nhiều giun đất đùn lên, nhờ vậy chi phí bón phân hóa học giảm đáng kể. Mỗi trụ tiêu tôi chỉ bón khoảng 1kg phân NPK/năm trong thời kỳ cây ra hoa và trái bắt đầu chắc hạt. Bón phân chia nhỏ thành nhiều đợt để tránh gây tổn thương bộ rễ. Trong vườn tiêu, giữa các hàng ông phủ xanh bằng cây lạc dại. Biện pháp này giúp che phủ đất, tránh cỏ, xói mòn, ngoài việc giữ độ ẩm cho đất còn có nhiều tác dụng như: tạo vi sinh vật có ích, giúp các loại côn trùng có lợi phát triển nhằm cải tạo đất, giảm lây lan nấm, bệnh.
“Nếu như trước đây trồng tiêu chỉ theo kinh nghiệm thì nay nông dân trong tổ hợp tác biết áp dụng khoa học - kỹ thuật, không chạy theo thị trường. Mỗi thành viên tổ hợp tác đều có ý thức trong việc bón phân, xịt thuốc, đồng thời chọn phân vi sinh là phân bón chủ lực để giữ độ bền cho cây, thân thiện với môi trường” - ông Kế nói.
Giúp nhau sản xuất tiêu sạch
Tôi luôn vận động hội viên không nên bỏ bất kỳ hội thảo hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trồng tiêu nào do xã, huyện tổ chức. Thời nay trồng tiêu không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà còn phải biết học hỏi, trao đổi với chuyên gia để hướng đến sản xuất tiêu sạch. Cây tiêu được chăm sóc và đảm bảo dinh dưỡng tốt vòng đời sẽ kéo dài, năng suất luôn ổn định ở mức cao.
ông Lê Tuấn Minh, xã Minh Đức
Sau khi rời quê hương Hà Tây (nay là Hà Nội) vào Bình Phước sinh sống năm 1996, ông Lê Tuấn Minh cùng gia đình đến xã Minh Đức lập nghiệp. Ngày đầu vào lập nghiệp ở vùng đất đỏ bazan, vợ chồng ông chịu khó đi làm thuê để tích góp và học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế theo phương thức sản xuất mới. Từ 5 sào đất ban đầu toàn cỏ dại, vợ chồng ông trồng tiêu và mở rộng diện tích lên 3 ha như hiện nay. Đến thăm vườn nhà ông, nhiều người không khỏi trầm trồ trước vườn tiêu xanh mướt đang giai đoạn trổ bông với những chùm to, chắc, gié dài.
Để hỗ trợ dinh dưỡng cho cây, mỗi năm ông Minh mua phân chuồng về tự ủ bón cho tiêu. Đồng thời không lạm dụng phân bón, thuốc hóa học mà chuyển sang dùng các loại thuốc sinh học trong phòng trừ sâu bệnh. Nhờ vậy vườn tiêu của gia đình ông Minh luôn được hội nông dân xã, huyện chọn làm địa điểm chuyển giao kỹ thuật từ kinh nghiệm thực tiễn trồng tiêu bằng phân hữu cơ. Dưới tán hồ tiêu, vợ chồng ông Minh nuôi gà, vịt để có thêm thu nhập, lấy phân bón cho hồ tiêu.
Không chỉ là nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền, ông Minh còn giữ chức Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng tiêu xã Minh Đức. Vì vậy, việc gì khó ông đều tiên phong làm để hướng dẫn cho hội viên. Ông trăn trở: Tổ hợp tác trồng tiêu mới chỉ thu hút hội viên cựu chiến binh tham gia. Để hướng đến sản xuất tập trung phải đi từng bước một, mỗi hội viên phải tự chịu trách nhiệm với chất lượng tiêu của gia đình mình. Trong tổ hợp tác, mỗi hội viên thực hiện theo dõi lẫn nhau, mỗi hộ phải tự ghi chép lại quy trình chăm sóc, bón phân, phun thuốc... để so sánh năng suất các năm và rút kinh nghiệm cho hội viên trong tổ. Thời gian tới, Liên minh Hợp tác xã tỉnh sẽ hỗ trợ 50% giá thành đường ống tưới nước tiết kiệm cho hội viên trong tổ hợp tác. Tin vui này tiếp thêm động lực giúp hội viên trong tổ hợp tác yên tâm mở rộng diện tích, giúp nhau sản xuất tiêu sạch.
Nhờ biết cách làm ăn, nhanh nhạy nắm bắt thị trường, biết đầu tư vào các cây trồng chủ lực nên nhiều cựu chiến binh ở xã Minh Đức trở thành tỷ phú. Phong trào cựu chiến binh thành lập tổ hợp tác giúp nhau phát triển kinh tế, tạo khí thế thi đua sôi nổi, vừa gắn chặt tình đồng chí, đồng đội vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nơi cư trú.
Ngân Hà
顶: 93踩: 878
【bang xep hang vdqg ha lan】Cựu chiến binh liên kết trồng tiêu sạch
人参与 | 时间:2025-01-24 23:52:02
相关文章
- Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- Chàng trai 9x độc thân chia sẻ bí quyết kinh doanh, tậu nhà tiền tỷ
- Tiếp tục cưỡng chế công trình vi phạm tại Gia Trang quán
- Vụ người chết vẫn ký nguồn gốc đất Thu hồi và phong toả sổ đỏ
- Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- Ra mắt dự án Sun Grand City Feria trong quần thể Sun Group ở Hạ Long
- 3 khu đất vàng bỏ hoang bị Hà Nội đề nghị điều tra của TD Group
- Trường hợp nào không được cấp Sổ đỏ trong năm 2020?
- Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- Kiến nghị kiểm điểm Phó Chủ tịch Hà Nội liên quan sai phạm dự án Dearm Town
评论专区