Dự thảo sửa đổi bổ sung Thông tư 124 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi,ảmbớtcácthủtụcchoDNkhigianhậpthịtrườngbảohiểfanbet bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi.
Theo đó, đối tượng áp dụng của dự thảo là các DN bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, chi nhánh DN bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, đại lý bảo hiểm...
DN thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục cấp phép
Về việc thành lập CTCP bảo hiểm, dự thảo vẫn áp dụng các quy định tại Thông tư 124 như: Về cơ cấu vốn điều lệ, một cổ đông là cá nhân được sở hữu tối đa 10% vốn điều lệ; một cổ đông là tổ chức được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ...
Tuy nhiên, nhằm tạo thuận lợi cho việc thành lập CTCP môi giới bảo hiểm, trong dự thảo sẽ không áp dụng đối với CTCP môi giới bảo hiểm như Thông tư 124 đã quy định về việc các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của CTCP bảo hiểm trong thời hạn tối thiểu 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Sản phẩm bảo hiểm được phê chuẩn mới được bán cho khách hàng. Ảnh minh họa |
Về thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, dự thảo sửa đổi đã bỏ các quy định như: các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước ngoài tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải được hợp pháp hoá lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Theo đó, DN chỉ cần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài gửi cho Bộ Tài chính 3 bộ, trong đó có tối thiểu 1 bộ là bản chính theo quy định. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, nhằm tạo thuận lợi cho DN trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp phép.
Điều 12 quy định về các nội dung DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải thực hiện trước khi chính thức đi vào hoạt động, dự thảo đã quy định cụ thể hơn việc thực hiện các thủ tục đối với từng loại hình DN, không chung chung như trước đây.
Cụ thể, đối với DN bảo hiểm nhân thọ, Bộ Tài chính sẽ phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai (bao gồm cả phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ), phê chuẩn chức danh chuyên gia tính toán, phê chuẩn phương pháp tách quỹ và phân chia thặng dư giữa quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng tham gia chia lãi.
Đối với DN bảo hiểm phi nhân thọ, DN chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ, chi nhánh nước ngoài: Phê chuẩn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm sức khỏe dự kiến triển khai (nếu có), phê chuẩn chức danh chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán.
“CEO tạm” cũng phải được Bộ Tài chính chấp thuận
Về việc thay đổi Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc (Giám đốc) của DN bảo hiểm, Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh nước ngoài, Dự thảo đã quy định "chặt" đối với những trường hợp muốn thay đổi Tổng Giám đốc (Giám đốc) nhưng chưa tìm được người thay thế và dự kiến tạm thời giao quyền điều hành DN cho một cá nhân. Qui định này nhằm tránh cho DN bổ nhiệm/phân công “CEO tạm” không đủ năng lực, tạo điều kiện cho DN hoạt động ổn định.
Theo đó, "CEO tạm" cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn tương tự tiêu chuẩn của chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) của DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo quy định của pháp luật và phải gửi Bộ Tài chính 1 bộ hồ sơ đề nghị và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính thì mới được tạm thời giao quyền điều hành./.
Hồng Chi