');this.closest('table').remove();"> |
Cần phải tiếp tục gia hạn Thoả thuận ngũ cốc Biển Đen để bảo vệ mạng sống cho hàng chục triệu người đang đứng trước nguy cơ đối mặt với nạn đói. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Vietnam+ |
Theo đó, Moscow đã đe doạ từ bỏ thoả thuận được gọi là Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen – do Liên Hiệp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian được ký kết vào tháng 7/2022 – nếu những trở ngại của các lô hàng ngũ cốc và phân bón của nước này không được loại bỏ.
Nhận định từ phía Nga được đưa ra trong bối cảnh nạn đón ở các vùng của vùng Sừng châu Phi đã được ngăn chặn trong năm nay, khi mùa mưa đã trở lại. Tuy nhiên, các quan chức viện trợ cho biết rằng khoảng 60 triệu người vẫn đang trong tình trạng mất an ninh lương thực ở 7 quốc gia Đông Phi, qua đó làm dấy lên lo lắng về tác động của một cuộc tấn công tiếp theo.
Dominique Ferretti, Cán bộ Cấp cao về Tình trạng khẩn cấp của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) phát biểu tại một cuộc họp ở Geneva: “Việc không đổi mới Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến Đông Phi. Có một số quốc gia phụ thuộc vào lúa mì của Ukraine và nếu không có nó, chúng ta sẽ chứng kiến giá lương thực cao hơn đáng kể”.
Trước tình hình này, WFP đang tìm cách đặt trước càng nhiều lương thực càng tốt và sẽ buộc phải cố gắng chuyển đổi nhà cung cấp nếu thoả thuận bị huỷ bỏ.
Dữ liệu của Liên Hiệp quốc cho thấy, khoảng 700.000 tấn lúa mì đã được vận chuyển đến Kenya và Ethiopia kể từ khi Thoả thuận ngũ cốc Biển Đen có hiệu lực. Mặc dù con số này chỉ chiếm khoảng 2% tổng khối lượng, nhưng khu vực này cũng đã bị ảnh hưởng bởi giá lúa mì tăng vọt kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, mặc dù mức giá nhìn chung đã giảm kể từ đó.
Một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, khoảng 10,4 triệu trẻ em đang phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính và được báo cáo rằng đây là mức nhập viện cao nhất trong 3 năm qua ở Somalia, Nam Sudan và một số vùng của Kenya.