TheềutháchthứctrongthựchiệnNghịquyếđội hình everton gặp brightono TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, trong ba năm thực hiện các Nghị quyết 19 của Chính phủ vừa qua, Hiệp hội DN, hiệp hội ngành hàng tích cực hơn, rất bền bỉ, kiên trì trong việc kiến nghị lên các cấp những vấn đề của DN, như giày da, dệt may, xk thủy sản,. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thường xuyên cập nhật, kiến nghị đánh giá trung thực ý kiến của hiệp hội DN lên Thủ tướng Chính phủ và được báo cáo lên cuộc họp hàng quý của Chính phủ.
Tuy nhiên, về hạn chế, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, công chức có liên quan và bộ máy quản lý Nhà nước nhìn chung còn thụ động, trì trệ, ít đổi mới, sáng tạo, họ ít quan tâm đến những vấn đề thực sự của DN và trong nhiều trường hợp thì phần đúng luôn thuộc về cơ quan Nhà nước. Những thay đổi vừa qua chủ yếu do sức ép Chính phủ, DN và dư luận xã hội.
Với Nghị quyết 19/2017, theo TS Nguyễn Đình Cung, mục tiêu đặt ra rất toàn diện. Theo đó, đến hết năm 2017, Việt Nam đạt tối thiểu bằng trung bình của các nước ASEAN 4 trên các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, đến năm 2020 cải thiện điểm số và thứ hạng quốc tế trên 4 trụ cột: bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, bản xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, bảng xếp hạng đổi mới sáng tạo và bảng xếp hạng về Chính phủ điện tử. Chưa kể các mục tiêu khác của các nghị quyết trước đây chưa thực hiện được. Theo ông Cung, có rất nhiều khó khăn, thách thức đẻ có thể đat được những mục tiêu này. Chuyên gia này cũng cho rằng, kết quả đạt được phải ở cấp số nhân thì may ra mới đạt được mục tiêu chung của nghị quyết. Nếu các cơ quan Nhà nước liên quan vẫn trì trệ, vẫn không chịu đổi mới, hoặc châm trễ, phải mất nhiều năm mới thay đổi, số lượng thay đổi đếm được trên đầu ngón tay thì không thể đạt mục tiêu đề ra.
Cũng tại hội nghị, đích thân Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã truy lãnh đạo Bộ Khoa học Công nghệ về việc chậm sửa đổi thông tư Thông tư 28 của Bộ về Quy định hợp chuẩn, hợp quy và đánh giá sự phù hợp trái với nghị định khiến các DN tốn thời gian, chi phí vì kiểm tra chuyên ngành. Tháng 10/2016 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, thay thế nội dung Thông tư 28, tuy nhiên, đến nay nội dung Thông tư 28 vẫn ràng buộc các DN. Bị truy vấn, đại diện Bộ Khoa học Công nghệ hứa 1 - 2 tháng nữa Thông tư 28 sẽ được sửa đổi, sửa chữa theo Nghị định trên, tuy nhiên, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học Công nghệ phải nhanh chóng soạn và ký Thông tư hướng dẫn nhằm tạo người dân, DN thực hiện, không để tình trạng Nghị định có hiệu lực rồi mà phải đợi Thông tư. Theo đó, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ hứa trong vòng 15 ngày, bắt đầu tư hôm nay sẽ ban hành Thông tư mới theo Nghị định mới.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn song trong thời gian tới, các DN phải có lòng tin là Chính phủ thực sự muốn nghe những ý kiến, phản ánh từ DN. Vừa qua một số kiến nghị của DN rất tốt, rất cụ thể, nhưng liên quan chính sách, DN không chỉ nêu vướng mắc mà nên kiến nghị cho cơ quan chức năng phải sửa chính sách đó như thế nào. “Khi DN đặt mình vào vai người làm chính sách sẽ giúp Chính phủ nhanh hơn trong điều chỉnh chính sách”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
- Có nên nâng cấp lốp bản dày thay cho lốp bản mỏng trên VinFast VF 3?
- Ô tô sản xuất lắp ráp trong nước: Tiếp đà tăng trưởng “giật lùi”
- Trạm sạc phủ khắp nẻo đường, nạp điện ô tô tiện như đổ xăng
- Xe điện trưng bày tại triển lãm bất ngờ tự di chuyển khiến 5 người bị thương
- Doanh số xe sang giảm sốc: 'Vật vã' chờ trợ thuế
- Giá xe Hyundai Tucson 2017 650 triệu, 5 vấn đề về chất lượng vận hành
- Giá xe Aston Martin DB12 xuất hiện tại Hà Nội đồn đoán trên 15 tỷ
- Nóng trên đường: Đánh lái không quan sát, hậu quả nhận ngay tức thì
- 6 chi tiết quan trọng cần kiểm tra khi mua xe ô tô cũ
- Những lỗi thường gặp của động cơ máy dầu