Động thái này là một phần của một chiến dịch truy quét tham nhũng và thu hồi tiền mặt bất hợp pháp.
“Con tôi bị ung thư,ườidânẤnĐộvậtlộnvớicuộcsốngsaulệnhhủytiềncủachínhphủkèo bong chúng tôi không thể mua thức ăn”
Ông Mahavir Singh, ngồi bên ngoài Viện nghiên cứu Ấn Độ về y khoa, là hình ảnh của sự thất vọng. Người nông dân này đã đi gần 80km từ ngôi làng của mình với mẹ và cậu con trai 10 tuổi Mohit Kumar, bị mắc bệnh ung thư máu. Bộ ba đã mang 5.000 rupee cho chuyến đi để trang trải chi phí đi lại, ăn ở, nhưng hầu hết tiền của họ bây giờ là vô giá trị.
"Chúng tôi đang phải đối mặt với vấn đề lớn. Các lái xe và khách sạn không chấp nhận đồng 500 rupee và đó là tất cả những gì tôi có. Chúng tôi đã phải vật lộn để có thức ăn và con trai tôi sẽ phải ngủ trên vỉa hè tối nay", ông nói với phóng viên của BBC.
Mẹ ông, bà Pushpa Devi nói rằng họ đã tiêu hết tất cả các đồng 100 rupee họ có. "Tôi đã nghe nói rằng có một số người đến đây mỗi tối để phân phát lương thực từ thiện, vì vậy tôi hy vọng chúng tôi có thể có một ít cho bữa ăn tối."
“Tôi không có khách hàng”
Ông Sameer - chủ một cửa hàng quần áo vỉa hè trên con đường Linking náo nhiệt của Mumbai - nói rằng, ông đã gần như không có khách hàng cả ngày nay.
"Bạn có thể nhìn thấy, không có ai ở đây", ông nói. "Những người đi vào cố gắng mua một thứ gì đó rẻ với đồng 500 và 1.000 rupee của họ và thuyết phục chúng tôi có thể đổi từ các máy ATM sau, vì giờ nó đều không hoạt động. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận những tờ tiền đó.
"Về lâu dài điều này sẽ ảnh hưởng tồi tệ đến kinh doanh của chúng tôi vì chúng tôi chỉ mua bán bằng tiền mặt".
Ông Sameer sở hữu một hàng quần áo trên phố. Ảnh nguồn: BBC |
“Anh bảo tôi phải làm gì với số tiền mặt này”
Anh Kalamuddin - một người làm nghề kéo xe ở Delhi, tức giận: "Tôi bị bỏ lại với tất cả số này", ông nói và chìa ra những tờ 500 rupee. "Tôi sẽ làm gì đây? Tôi không có bất kỳ thẻ căn cước hoặc thậm chí là một tài khoản ngân hàng. Đó là tiền khó nhọc kiếm được của tôi. Bạn cho tôi biết làm thế nào tôi có thể chứng minh rằng đây không phải là tiền đen".
Anh Kalamuddin kéo xe ở Delhi. Ảnh nguồn: BBC |
Vấn đề của anh Kalamuddin sẽ trở nên phổ biến ở Ấn Độ, một nền kinh tế tiền mặt và nhiều người lao động hàng ngày nhận lương không cần thẻ căn cước hoặc một tài khoản ngân hàng.
“Một bước chuyển lớn”
Ranchor - chủ một cửa hàng tiện ích ở tây Mumbai - cho biết, anh chấp nhận các tờ tiền 500 và 1.000 rupee từ những khách hàng đang cố sức thoát khỏi những đồng tiền đã bị cấm.
“Nhưng chúng tôi không trả lại tiền lẻ. Họ phải mua hàng có giá trị của tờ tiền. Chúng tôi sẽ đến ngân hàng và đổi những tờ tiền đó".
“Điều này đang làm lợi cho chúng tôi vì mọi người đến đây vì họ không thể đến các cửa hàng địa phương nhỏ hơn. Đây là một bước đi lớn của Thủ tướng. Đây là thời điểm để phá vỡ nạn tiền đen”.
Ranchor sở hữu một cửa hàng tiện ích ở Mumbai. Ảnh nguồn: BBC |
“Khủng hoảng đám cưới”
Neeraj Bharadwaj, một thợ kim hoàn ở Delhi, đồng ý rằng mang “tiền đen” trở lại vào nền kinh tế là rất quan trọng. Nhưng anh nói rằng anh không chắc chắn về cách thực hiện điều này.
"Chúng tôi sẽ làm gì trong vài tuần tới? Kinh doanh của chúng tôi chủ yếu trong mùa cưới, sẽ bắt đầu trong một vài ngày tới. Nhưng bây giờ làm thế nào người dân đi mua vàng và bạc? Họ chỉ có thể chuyển đổi 4.000 rupee một ngày và chừng đó là không đủ khi bạn có một đám cưới phải chi trả”, anh nói.
“Tôi đã đóng tất cả các khoản thuế của tôi, nhưng tôi vẫn chủ yếu giao dịch bằng tiền mặt. Bây giờ tôi bị bỏ lại với hàng ngàn rupee các tờ tiền không có giá trị. Tôi sẽ làm gì với chúng? Ngay cả nếu tôi đổi được 4.000 rupee mỗi ngày, tôi sẽ mất hàng tháng để chuyển đổi tất cả tiền của tôi. Tôi có học và biết phải làm gì, nhưng hãy tưởng tượng hoàn cảnh của một người bán rau hoặc đưa sữa?”.
Neeraj Bharadwaj có một cửa hàng trang sức ở Delhi. Ảnh nguồn: BBC |
“Một Ấn Độ khó tin”
Cô Chiara Rossi - một người Ý đã ở Ấn Độ trong sáu tuần - cho rằng, động thái tài chính này đã để lại cho cô ở một mất mát khi không biết phải làm gì với số ngoại hối của mình.
"Đây là Ấn Độ và bất cứ điều gì có thể xảy ra, nhưng điều này là không công bằng. Chính phủ nên có suy nghĩ về khách du lịch. Tôi có 5.000 rupee và tôi rời khỏi Ấn Độ vào tối nay. Tôi không biết phải làm gì với tiền của tôi. Nó khá là khó chịu"./.
Chiara Rossi là một khách du lịch đến từ Ý. Ảnh nguồn: BBC |
Ngọc Trang (theo BBC)