【trực tiếp bóng hôm nay】Kiểm soát chất lượng để khẳng định vị thế rau quả Việt Nam

时间:2025-01-10 18:08:16 来源:Empire777

kiem soat chat luong de khang dinh vi the rau qua viet nam

Trái cây Việt Nam bày bán tại siêu thị Lotte Mart. Ảnh: N.Hiền.

NK tăng trưởng gấp đôi XK

Trong 2,ểmsoátchấtlượngđểkhẳngđịnhvịthếrauquảViệtrực tiếp bóng hôm nay03 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 7 tháng đầu năm 2017, thị trường Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên tới 76%, tiếp đến là Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh trong 7 tháng là Hồng Kông (98%), Trung Quốc (63%), Nhật Bản (61%), Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (60%), Nga (49%), Pháp (38%)…

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu rau của của Việt Nam đạt 2,03 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu rau quả đạt 854 triệu USD. Như vậy, trong 7 tháng qua, mặt hàng rau quả của Việt Nam đã xuất siêu khoảng gần 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng, kim ngạch nhập khẩu rau quả đang tăng nhanh hơn so với xuất khẩu. Cụ thể, so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu chỉ tăng trưởng 49% thì nhập khẩu đã tăng tới 103%, tức là nhập khẩu đang tăng trưởng gấp đôi so với xuất khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu rau quả đã tăng trưởng ở hầu hết các thị trường. Đáng chú ý, riêng thị trường Thái Lan, Việt Nam đã chi tới gần 517 triệu USD để nhập khẩu rau củ trong 7 tháng đầu năm nay, chiếm 60,5% tổng kim ngạch nhập khẩu rau củ và tăng mạnh tới 217% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường khác cũng có sự tăng trưởng như Trung Quốc tăng 30%, Ấn Độ tăng 121%, New Zealand tăng 53%, Hàn Quốc tăng 73%, Chi Lê tăng 41%...

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trái cây hiện chiếm khoảng 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Còn về nhập khẩu, trái cây cũng chiếm hầu hết giá trị, rau củ chỉ chiếm tỷ lệ không đánh kể.

Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức cho biết, bình quân mỗi ngày lượng rau củ đổ về chợ Thủ Đức đạt khoảng 3.500 - 4.500 tấn, tăng khoảng 1.000 tấn so với cùng kỳ năm 2016. Trong số này có khoảng 2.000 tấn trái cây. Theo bà Hà, trái cây ngoại nhập hiện chiếm khoảng 30% trong tổng lượng trái cây về chợ mỗi ngày, trong đó hầu hết có nguồn gốc từ các Mỹ, New Zealand, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc với nhiều chủng loại như táo, lê, nho, kiwi, xoài, măng cụt, me… Từ chợ đầu mối Thủ Đức, trái cây được phân phối về các chợ lẻ trong thành phố để bán cho người tiêu dùng. Theo khảo sát của phóng viên Báo Hải quan, các chợ lẻ càng gần trung tâm như quận 1, 3…, tỷ lệ trái cây nhập ngoại được bày bán càng cao. Chủ một sạp trái cây tại chợ Nguyễn Thái Bình (quận 1) cho biết, hiện đang vào mùa trái cây nên lượng trái cây Việt Nam được bày bán khá phong phú với các chủng loại như chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, sầu riêng, bơ, thanh long, xoài, bưởi… Tuy nhiên, những loại này chỉ rộ lên trong một mùa, còn lại những tháng trái mùa, sạp chủ yếu chỉ bán một số loại như cam, bưởi, chuối, thanh long, xoài… bên cạnh các loại trái cây nhập khẩu. Thêm vào đó, các loại trái cây Việt Nam cũng có giá cả và chất lượng không ổn định theo từng mùa trong năm.

Dạo quanh một số siêu thị như Lotte Mart, Co.op Mart, Vinmart, BigC, Aeon… nhiều loại trái cây ngoại cũng được bày bán với số lượng lớn, hình thức bắt mắt và giá cả cũng khá dễ chịu. Các loại táo, cam, lê... có giá chỉ vài chục ngàn đồng/kg, riêng các loại cherry, nho không hạt có giá cao hơn. Trong khi đó, giá các loại trái cây Việt Nam thấp hơn không đáng kể. Cụ thể, cam sành loại 1 có giá 42.000 đồng/kg, bưởi hồng da xanh giá 83.200 đồng/kg, dưa lê vỏ vàng giá 42.000 đồng/kg, nhãn xuồng cơm vàng giá 52.500 đồng/kg…

Qua khảo sát, người tiêu dùng chọn mua các loại trái cây nhập khẩu hầu hết đều thuộc tầng lớp có thu nhập khá trở lên do tin tưởng uy tín, chất lượng của sản phẩm và sự khác lạ với các loại trái cây trong nước. Nhiều người cũng có xu hướng lựa chọn trái cây ngoại để ăn, làm quà biếu cho “sang”. Thêm vào đó, sự có mặt của các hệ thống phân phối ngoại như BigC (Thái Lan), Aeon (Nhật Bản), Lotte Mart (Hàn Quốc)… cũng đã hỗ trợ đáng kể cho việc phân phối các loại hàng hóa của nước ngoài, trong đó có mặt hàng rau quả.

Chìa khoá sản xuất sạch

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu nông sản nói chung và ngành rau quả nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội lớn. Cụ thể, với việc ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng 16 FTA với trên 50 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, thị trường tiêu thụ các sản phẩm rau quả của Việt Nam đang có cơ hội mở rộng. Thêm vào đó, giá nông sản đang có xu hướng tăng do nhu cầu thị trường thế giới tăng cao. Ngoài ra, trong những tháng cuối năm, thị trường thế giới thường có nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới cao hơn so với đầu năm để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong các dịp lễ hội lớn như Giáng sinh, năm mới… Do đó, trong năm nay, xuất khẩu rau quả được dự báo sẽ vượt mốc 3 tỷ USD.

Cơ hội là vậy, nhưng tận dụng cơ hội được đến đâu thì vẫn chưa thể hoàn toàn chắc chắn. Bởi sức cạnh tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường thế giới còn khá yếu. Điển hình như tại thị trường Hàn Quốc, theo Bộ Công Thương, hiện tại có 5 loại quả tươi của Việt Nam đã được phép nhập khẩu vào thị trường này là dừa, dứa, chuối, thanh long và xoài. Tuy nhiên, thực tế mới chỉ có 3 loại quả được nhập khẩu là dừa, xoài và thanh long. Trong đó, thanh long Việt Nam chiếm tới 63% thị phần tiêu thụ tại Hàn Quốc, còn xoài mới chỉ chiếm 1% thị phần. Các thị trường xuất khẩu xoài lớn sang Hàn Quốc là Thái Lan, Philippines và Đài Loan. Riêng dứa và chuối chưa xuất được sang Hàn Quốc do không cạnh tranh được với Philippines.

Một thực tế khác đang tồn tại là chất lượng trái cây của Việt Nam chưa đồng đều, dẫn tới tình trạng bị các nhà nhập khẩu ép giá. Thêm vào đó, các DN Việt Nam cũng thiếu liên kết, cạnh tranh thiếu lành mạnh, dẫn tới tình trạng “tự mình hại mình”. Giám đốc một DN có nhiều năm xuất khẩu trái cây đi châu Âu, Mỹ, Nhật… chia sẻ, tình trạng cùng một mặt hàng nhưng nhiều DN đua nhau đưa ra mức giá thấp để lấy được hợp đồng bằng mọi giá đang vô tình hạ thấp uy tín và giá trị của rau quả Việt Nam.

Vị giám đốc trên cũng cho hay, với tình trạng trái cây Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, lâu nay dư luận vẫn đổ tội cho người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan. Nhưng thực tế, người nông dân hoàn toàn không có kiến thức trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chủ yếu đều phụ thuộc vào tư vấn của các đại lý, cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật. Thậm chí kiến thức của những người bán này cũng rất yếu kém. Do đó, giải pháp hiện nay là Nhà nước cần quản lý chặt chẽ các loại thuốc bảo vệ thực vật được lưu hành trên thị trường, có hướng dẫn sử dụng chi tiết để người nông dân không thể tự ý mua và sử dụng tràn lan. Đồng thời tổ chức hướng dẫn thực tế cho nông dân về quy trình sản xuất nông sản sạch thay vì chỉ cung cấp các tài liệu mang tính chất lý thuyết chung chung.

Dù nhiều ý kiến cho rằng trái cây ngoại nhập không thể đánh bại được trái cây Việt Nam, nhưng mức độ tăng trưởng đột biến trong thời gian vừa qua cũng đã dấy lên những lo ngại về việc một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam đã mất lòng tin với trái cây Việt Nam. Thêm vào đó, việc Việt Nam liên tục phải “giải cứu” nông sản, trong đó có các loại trái cây như chuối, dưa hấu… cũng là bài học đắt giá về việc phát triển nông nghiệp theo lối tự phát, không dựa trên cung cầu thị trường và phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Theo các chuyên gia, việc cấp bách hiện nay là phải liên kết, xây dựng chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, từ khâu trồng trọt đến sơ chế, chế biến…, để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Làm tốt điều này, trái cây Việt Nam không chỉ giữ vững được thị trường nội địa mà còn có thể xâm nhập và mở rộng thị phần tại nhiều thị trường trên thế giới.

推荐内容