发布时间:2025-01-25 16:34:30 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nhiều năm nay Bộ Tài chính đã thu được từ các khoản thu tiềm năng nên thu NSNN đạt và vượt ở mức cao. Ảnh: Đức Minh. |
Bộ trưởng cho biết, 4 năm qua, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp và có nhiều sáng kiến, sáng tạo, toàn ngành Tài chính đã vượt thu ngân sách. Nếu như năm 2021 thu NSNN vượt gần 15%, đến năm 2022 thu vượt 26,4% và năm 2023 thu NSNN vượt hơn 8% với số tiền tương đương là hơn 131 nghìn tỷ đồng phân bổ cho các dự án đầu tư.
Tính đủ các nguồn thu phát sinh trên địa bàn Đối với xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đặc biệt lưu ý các địa phương phải đảm bảo tính tích cực, thực tế, tổng hợp đầy đủ các khoản mới phát sinh trên địa bàn, tính đúng tính đủ nguồn thu ngân sách. Phấn đấu tăng từ 5-7% so với ước thực hiện năm 2024. Đặc biệt các khoản thu như: thu tiền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, các khoản thu khác, địa phương cần ước các nguồn thu tiềm năng để đưa vào dự toán. Chia sẻ thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, nhiều năm nay Bộ Tài chính đã thu được từ các khoản thu tiềm năng nên thu ngân sách nhà nước đạt và vượt ở mức cao. |
Do đó, theo người đứng đầu ngành Tài chính, việc lập dự toán NSNN năm 2025 và cho 3 năm tới là vô cùng quan trọng. Các địa phương phải dự toán được các nguồn thu - nhiệm vụ chi; dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để khi lập dự toán sát, đúng với thực tiễn “tiên liệu nguồn thu ngân sách phải đáp ứng tương ứng mục tiêu tăng trưởng của địa phương và cả nước”.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đánh giá cao các địa phương đã nỗ lực vào cuộc, cùng với Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp góp phần tăng thu ngân sách. Trong đó, đã triển khai thành công nhiều sáng kiến trong quản lý thu, ứng dụng công nghiệp thông tin, chuyển đổi số nhằm tăng thu về NSNN đối với thu từ kinh doanh thương mại, nền tảng số, chuyển nhượng bất động sản…
Về chi NSNN, người đứng đầu ngành Tài chính đặc biệt lưu ý các địa phương phải đảm bảo nguồn chi cho con người. Nguồn cho các khoản chi ổn định trong thời kỳ ngân sách. Đồng thời, phải đánh giá được những khoản chi có thay đổi, khoản chi phải tiết giảm như giảm 5% chi thường xuyên; các khoản chi tăng lên như chi cho cải cách tiền lương… “Do đó, phải rà soát dự toán chi NSNN để lý giải, dự báo chính xác nhất, phù hợp điều kiện thực tế” - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Hay như khoản chi liên quan đến quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên NSNN để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng, khi Nghị định được ban hành, sau một thời gian dài ngừng thực hiện thì dự báo các khoản chi này sẽ tăng lên. Bộ trưởng lưu ý các địa phương phải tính toán đầy đủ các khoản chi NSNN, theo tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.
Đồng thời, đảm bảo ưu tiên đủ dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện cho dự án, nhiệm vụ được ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, an sinh xã hội. Về tiết kiệm chi NSNN, Bộ trưởng cho biết, thực hiện tiết kiệm 5% chi thường xuyên, trừ các khoản chi cho con người như chi lương, phụ cấp lương… “Trong xây dựng dự toán, phải lập đúng, lập đủ”, Bộ trưởng lưu ý. Còn tiết kiệm 5% là trong quá trình điều hành phải tiết kiệm triệt để, từ công tác phí, văn phòng phẩm, chi lễ hội, tiếp khách, hội nghị, hội thảo… “Các khoản chi cho con người, chi lương, phụ cấp lương không nằm trong các khoản chi phải tiết kiệm” - Bộ trưởng cho hay.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng đã gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương đã nỗ lực phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng qua và tiếp tục phấn đấu thực hiện cho được các nhiệm vụ về tài chính - NSNN đã đề ra trong năm 2024.
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ MAI SƠN: Theo sát “sức khỏe” doanh nghiệp đánh giá đúng nguồn thu Tổng thu do cơ quan thuế quản lý 7 tháng đầu năm ước đạt 1.018 nghìn tỷ đồng, bằng 68,5% so với dự toán pháp lệnh, bằng 114,8% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa ước đạt 983.625 tỷ đồng, bằng 68,3% so với dự toán pháp lệnh, bằng 115,5% so cùng kỳ, trong đó, thu thuế, phí nội địa tăng 110,6% so với cùng kỳ. Nhìn chung, thu ngân sách 7 tháng đầu năm do ngành Thuế quản lý đạt khá với 13/21 khoản thu sắc thuế và 26/63 địa phương đạt trên 65% dự toán, có 15/21 khoản thu, sắc thuế và 52/63 địa phương tăng trưởng thu so với cùng kỳ. Dự báo những tháng cuối năm hoạt động sản xuất kinh doanh của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nếu không triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý thu, rà soát, khai thác tăng thu từ các nguồn thu khác sẽ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2024. Để xây dựng dự toán NSNN năm 2025 tích cực, khả thi, sát với thực tế, đồng thời đảm bảo thu nội địa tăng tối thiểu 5 - 7%, Tổng cục Thuế theo dõi sát sao sức khỏe doanh nghiệp, đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng thu ngân sách để xác định đúng mục tiêu thu NSNN, trên cơ sở đó tổ chức lập giao dự toán cho các đơn vị cấp dưới sát đúng với khả năng thu. Đồng thời, tiếp tục chú trọng trao đổi thông tin phục vụ dự báo lập dự toán các nguồn thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản, phí, lệ phí, thu khác nắm bắt những nguồn thu mới, các dự án hết thời gian ưu đãi, những nguồn thu phát sinh đột biến, đặc thù... để dự báo và lập dự toán sát với khả năng thực hiện. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu trên các lĩnh vực còn nhiều dự địa lớn như lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản, kinh doanh xăng dầu, dịch vụ ăn uống, lưu trú... nhằm kịp thời xử lý, chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật thuế, góp phần tăng thu NSNN. Ngoài ra, đẩy mạnh chống thất thu và thu hồi nợ đọng thuế, biệt là xử lý thu hồi các khoản nợ đọng liên quan đến đất đai, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản… PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN NGUYỄN VĂN THỌ: Năm 2025 phấn đấu tăng thu tối thiểu 5% Năm 2024, Tổng cục Hải quan được giao dự toán thu NSNN là 375 nghìn tỷ đồng. Đến hết ngày 17/7 thu đạt 221.829 tỷ đồng, bằng 59,2% dự toán. Ước thu 7 tháng đầu năm 2024 đạt 234.800 tỷ đồng bằng 62,61% dự toán, tăng 10,43% (tương đương tăng 22.181 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến tốc độ thu năm 2024 như năm 2022 thì số thu năm 2024 đạt 380.000 - 385.000 tỷ đồng. Từ nay đến cuối năm, Tổng cục Hải quan tiếp tục tập trung xác định các yếu tố tăng/giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi cơ chế, chính sách và các thay đổi bất thường; đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết quốc tế để tính toán khả năng thu NSNN. Ngoài ra, lượng hóa tác động ảnh hưởng đến thu NSNN thông qua tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu của các mặt hàng có thuế; rà soát, nắm rõ các dự án đầu tư lớn sẽ triển khai tại địa bàn năm 2025. Dự toán thu NSNN phải được xây dựng trên cơ sở thực hiện đúng quy định về thủ tục hải quan; việc kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế theo quy định. Các đơn vị khi xây dựng dự toán thu NSNN năm 2025 phải tính đúng, tính đủ các khoản thu, có tính khả thi cao tăng thu tối thiểu 5% so với ước thực hiện thu NSNN năm 2024. CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ CÔNG SẢN (BỘ TÀI CHÍNH) NGUYỄN TÂN THỊNH: Đổi mới quy trình tính giá đất Về giá đất tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tại Điều 158 Luật Đất đai năm 2024 quy định các phương pháp định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất tiền thuê đất gồm: Phương pháp so sánh, Phương pháp thu nhập và Phương pháp thặng dư (so với quy định hiện hành bỏ Phương pháp chiết trừ và Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất); đồng thời, quy định cụ thể trường hợp và điều kiện áp dụng phương pháp định giá đất. Ngoài ra, bỏ khung giá đất của Chính phủ, quy định cụ thể các trường hợp áp dụng Bảng giá đất, các trường hợp áp dụng giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Luật Đất đai quy định Bảng giá đất được xây dựng theo khu vực, vị trí hoặc xây dựng đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn (đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất) lần đầu để công bố áp dụng từ ngày 1/1/2026 và được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hàng năm (thay vì 5 năm như Luật Đất đai 2013). Đồng thời, mở rộng các trường hợp áp dụng Bảng giá đất để tính thu nghĩa vụ tài chính về đất đai. Theo đó, giá đất tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất là giá đất trên Bảng giá đất (bỏ quy định tính theo giá đất cụ thể trong một số trường hợp như trước đây). Luật cũng đã đổi mới quy trình tính giá đất. Trường hợp áp dụng giá đất trong bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì UBND cấp có thẩm quyền phải ghi giá đất trong quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn quyền sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất. |
相关文章
随便看看