NGÀY ĐẦU GIAN KHÓ
Thầy Lê Đình Coóng,ểnbiếntrongngagravenhgiaacuteodụcBugraveĐốbrøndby đấu với copenhagen Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bù Đốp cho biết: “Khi mới thành lập huyện, đa phần các phòng học cấp 4 bị xuống cấp, ảnh hưởng lớn đến công tác giảng dạy. Để đảm bảo việc dạy và học, nhiều trường phải tổ chức học ca 3, ca 4. Ngay cả Trường THCS Thanh Bình nằm ở trung tâm huyện cũng chỉ có 11 phòng học và 1 phòng làm việc, 34 cán bộ, giáo viên nhưng có tới 1.207 học sinh chia thành 25 lớp. Phòng học, giáo viên không đủ nên trường phải tổ chức học 4 ca. Buổi sáng, trường dạy cho học sinh khối 9, buổi trưa (11 giờ 45 phút đến 14 giờ 15 phút) là thời gian đến lớp của học sinh khối 6 và 7, còn khối 8 học buổi chiều. Buổi tối, trường tổ chức dạy lớp phổ cập chống mù chữ cho tất cả lứa tuổi”. Mặt khác, đời sống người dân trên địa bàn lúc này còn nhiều khó khăn nên việc huy động trẻ 5 tuổi đến lớp đạt tỷ lệ rất thấp. Năm học 2003-2004, toàn huyện chỉ có hơn 40% trẻ 5 tuổi đến trường. Ở cấp tiểu học và THCS, tỷ lệ học sinh bỏ học rất cao vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Riêng năm 2003, toàn huyện có 173 học sinh tiểu học và 102 học sinh khối THCS bỏ học.
Một tiết học của thầy và trò Trường THCS Thanh Bình, thị trấn Thanh Bình
Bên cạnh đó, thời điểm tách huyện, giáo viên bị thiếu trầm trọng. Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên lúc đó là 406 người. So với sĩ số lớp học thì Bù Đốp thiếu khoảng 122 giáo viên (mẫu giáo 15 người, tiểu học 21 người, THCS 86 người).
TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT
Từ 188 phòng học, chức năng ban đầu, đến nay Bù Đốp đã có 84 phòng chức năng, 372 phòng học. Trong đó, 220 phòng học kiên cố và 152 phòng học cấp 4, tăng 81 phòng chức năng, 212 phòng học kiên cố so năm 2003. Đặc biệt, trong 3 năm (từ năm 2015 đến nay), toàn huyện đã thay thế và xây dựng thêm 81 phòng học mới, 54 phòng chức năng và sơn, sửa chữa các phòng học ở 8 trường.
Năm 2003, Trường THCS Thanh Bình chỉ có 11 phòng học, 1 phòng làm việc, bằng ngân sách huyện và dự án ODA, đến nay trường đã có 37 phòng học và phòng chức năng. Các phòng đều đảm bảo đủ diện tích theo quy định, đáp ứng nhu cầu dạy và học của trường. Trường còn đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm mua sắm các trang thiết bị dạy học và xây dựng cơ sở vật chất. Từ năm 2005 đến nay, mỗi năm Trường THCS Thanh Bình vận động xã hội hóa khoảng 150 triệu đồng. Từ số tiền này, trường đã làm bê tông 3.000m2 sân trường; xây 150m tường rào, nhà vệ sinh, cổng trường, bàn ghế... Nhờ đó đến nay, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của trường cơ bản đảm bảo theo quy định của Bộ GD-ĐT. Ngoài xây dựng phòng học, phòng chức năng, huyện Bù Đốp còn xin chủ trương xây mới một số trường nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Cụ thể, năm 2014, từ nguồn ngân sách Trung ương, Trường mầm non Thanh Bình được đầu tư xây dựng, chính thức hoạt động trong tháng 3-2015 với 9 phòng học và đầy đủ các phòng chức năng.
Bằng sự nỗ lực, hiện hệ thống trường lớp trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, hiện đại. Toàn huyện hiện có 26 trường học (9 trường mầm non, mẫu giáo; 11 trường tiểu học và 6 trường THCS) với 11.621 học sinh. So với năm 2003 tăng 14 trường và trên 2.000 học sinh ở 3 cấp học.
HƯỚNG ĐẾN TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
Xác định chất lượng giáo dục là mũi nhọn hàng đầu trong xây dựng trường chuẩn quốc gia, những năm qua Phòng GD-ĐT huyện Bù Đốp đã tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Phòng đã khuyến khích, động viên giáo viên tham gia các lớp tập huấn và tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức toàn ngành là 1.001 người, trong đó có 64 cán bộ quản lý, 650 giáo viên, 140 nhân viên và 147 nhân viên hợp đồng dài hạn (99,44% đạt chuẩn, trong đó 67,31% trên chuẩn).
“Bù Đốp có 7/7 xã, thị trấn hoàn thành công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS; 6/26 trường đạt chuẩn quốc gia (3 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường THCS). Đặc biệt, từ chương trình xây dựng nông thôn mới đã giúp ngành giáo dục huyện có thêm 4 trường học (THCS Bù Đốp, THCS Tân Thành, Tiểu học Thiện Hưng C và Tiểu học Tân Thành A) cơ bản đạt chuẩn về cơ sở vật chất theo quy định của Bộ GD-ĐT”. Thầy Lê Đình Coóng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bù Đốp |
Cô Mai Thị Miền, Hiệu trưởng Trường mầm non Thanh Bình cho biết: “Trường hoạt động từ năm 2015. Thời điểm này, trường thiếu rất nhiều thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời; một số chi tiết thiết kế chưa phù hợp; các phòng học chưa được trang trí và số lượng giáo viên đạt chuẩn thấp... Để hoàn thành 5 tiêu chuẩn theo quy định của Bộ GD-ĐT về đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, hằng năm trường đều xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng tiêu chuẩn. Hiện trường có 37 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, trong đó 100% giáo viên trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ được quan tâm và đúng theo quy trình của Bộ GD-ĐT. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ dạy học, đồ chơi ngoài trời ngày càng khang trang, đảm bảo phục vụ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ”.
Trường mầm non Thanh Bình còn chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục. Đây là một trong 5 tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Để hoàn thành tiêu chuẩn này, hằng năm trường tập trung huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất. Từ năm 2015 đến nay, trường đã vận động phụ huynh đóng góp kinh phí làm hệ thống mái vòm; xây dựng khu vui chơi cát - nước; nâng cấp và bao lưới xung quanh hành lang; mua sắm các trang thiết bị, đồ chơi, dụng cụ phục vụ chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”... Bằng những giải pháp nêu trên, đến tháng 12-2017, Trường mầm non Thanh Bình được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Thùy Hương