【trực tiếp nhà cái】Cơ hội và thách thức từ FTA Việt Nam với Liên minh kinh tế Á

co hoi va thach thuc tu fta viet nam voi lien minh kinh te a au

Ngành dệt may sẽ có nhiều lợi thế khi XK vào thị trường Liên minh kinh tế Á- Âu. Ảnh: Nguyễn Huế

Cơ hội cho nhiều ngành hàng XK

Tại hội thảo chuẩn bị cần thiết của doanh nghiệp (DN) trước Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (do Trung tâm WTO tại TP.HCM,ơhộivàtháchthứctừFTAViệtNamvớiLiênminhkinhtếÁtrực tiếp nhà cái Sở Công Thương và Hiệp hội DN TP.HCM phối hợp tổ chức), đại diện Bộ Công Thương cho biết: FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (EEU - gồm 5 nước là Nga, Berarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) chính thức kí kết vào ngày 29-5-2015 được kì vọng sẽ mang lại cơ hội mới cho các ngành hàng xuất khẩu (XK) có thế mạnh của Việt Nam nhờ có độ mở lớn hơn so với các FTA mà Việt Nam đang tham gia.

Theo nhận định của ông Bùi Hồng Minh, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương FTA Việt Nam – EEU sẽ là cơ hội lớn cho các DN Việt Nam đẩy mạnh XK vào thị trường EEU vì theo cam kết của Hiệp định hầu hết các mặt hàng có tỉ lệ cắt giảm thuế cao đều là hàng XK chủ lực của Việt Nam.

Bên cạnh việc cắt giảm thuế, theo bà Nguyễn Khánh Ngọc, Trưởng phòng Nga-SNG, Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương, công cụ phòng vệ thương mại gồm 3 trụ cột chính là biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ cũng sẽ hỗ trợ các DN Việt Nam bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình trước nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa NK.

Quan trọng hơn, về quy tắc xuất xứ, so với các FTA mà Việt Nam đang tham gia, các cam kết về quy tắc xuất xứ của FTA Việt Nam -EEU có độ mở lớn, tạo thuận lợi hơn hàng hóa XK của Việt Nam.

Điển hình, đối với sản phẩm dệt may, chúng ta được áp dụng quy tắc xuất xứ một công đoạn. Đây là một thuận lợi lớn cho ngành dệt may XK vì hiện nay, ngành dệt may cũng mới chỉ có thế mạnh ở công đoạn may. Đối với các sản phẩm nông nghiệp như thủy sản, chè cũng được áp dụng quy tắc xuất xứ cho phép NK nguyên liệu nếu đáp ứng được tỉ lệ nội khối 40%. Đối với ngành da giày, hiệp định cũng chỉ áp dụng quy tắc xuất xứ đối với mũ da còn nguyên liệu vẫn được NK mà không bị khống chế tỉ lệ giá trị gia tăng 40%...

DN cần sớm chuẩn bị

Tuy nhiên bên cạnh cơ hội tự bảo vệ mình, các DN cũng sẽ phải đối mặt với thách thức từ các quy định về phòng vệ thương mại. Theo bà Nguyễn Khánh Ngọc, khi hiệp định chính thức có hiệu lực hàng hóa XK giá rẻ của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ về chống bán phá giá. Bên cạnh đó là nguy cơ bị điều tra và áp dụng biện pháp đối kháng với hàng hóa XK được trợ cấp và các mặt hàng có lợi thế của Việt Nam nếu XK ồ ạt cũng có nguy cơ bị điều tra tự vệ dẫn đến việc tăng thuế trở lại hoặc ngừng cắt giảm thuế đối với các mặt hàng này.

“Vì vậy, các DN phải rất cẩn trọng khi XK để tránh bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại vì EEU sẽ có hẳn một cơ quan chuyên trách về quản lí cạnh tranh cho toàn bộ Liên minh”, bà Ngọc cho biết.

Đối với quy định về quy tắc xuất xứ, Hiệp định cũng áp dụng điều khoản mua bán trực tiếp đối với hàng hóa XK. Theo đó, các lô hàng XK phải được vận chuyển trực tiếp từ Việt Nam sang EEU và chỉ được quá cảnh khi chứng minh được đó là điều cần thiết. Đặc biệt, ngay cả khi được phép quá cảnh cũng không được chia nhỏ lô hàng khi đi qua một nước thứ 3.

Ngoài ra, các quy định về quy tắc xuất xứ của hiệp định cũng cho phép các nước NK tạm ngưng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa XK nếu phát hiện có gian lận xuất xứ hoặc nước XK không hợp tác xác minh xuất xứ một cách có hệ thống. Do vậy, theo khuyến nghị của Bộ Công Thương, các DN và các cơ quan cấp C/O cần phải đảm bảo sự chính xác cao đối với C/O của các lô hàng XK qua thị trường các nước EEU vì nếu C/O một mặt hàng nào đó bị phát hiện có lỗi hệ thống thì không chỉ lô hàng đó không được hưởng ưu đãi mà cả ngành hàng đó sẽ bị áp dụng quy định tạm ngưng ưu đãi.