您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【soi keo hôm nay】Quốc hội và hai từ “quyết đoán” 正文

【soi keo hôm nay】Quốc hội và hai từ “quyết đoán”

时间:2025-01-10 19:43:05 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Cấp tốc trao bảo kiếm“Quyết đoán” là điều mà Quốc hội (QH) đã thể hiện được rất rõ trong thời gian q soi keo hôm nay

Cấp tốc trao bảo kiếm

“Quyết đoán” là điều mà Quốc hội (QH) đã thể hiện được rất rõ trong thời gian qua. Ngay tại Kỳ họp thứ nhất,ốchộivàhaitừquyếtđoásoi keo hôm nay các quyết định rút ngắn Kỳ họp đã được đưa ra rất chóng vánh, đầu tiên là rút ngắn 8 ngày so với dự kiến Nghị trình, khi Nghị trình được QH thông qua, lại tiếp tục rút ngắn thêm 3 ngày làm việc để tập trung cho chống dịch.

Quốc hội và hai từ “quyết đoán”
Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19 đã được ban hành.

Có những Nghị quyết cực kỳ hệ trọng đã được UBTVQH quyết định cấp tốc, như Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ nhất mang tên Nghị quyết 30, với nội dung trao “thượng phương bảo kiếm” cho Chính phủ chống dịch. Để “khai sinh” cho Nghị quyết này là quy trình hết sức đặc biệt và nhanh chưa từng có. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch QH Vương Đình Huệ, sáng 23/7/2021, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ chủ trì làm việc với các cơ quan của Chính phủ và QH để thống nhất trình QH bổ sung nội dung về tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 vào chương trình Kỳ họp và thống nhất sẽ quyết nghị trong Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ Nhất.

Đêm hôm đó, báo cáo được hoàn thành để sáng 24/7, UBTVQH chính thức đề nghị QH thông qua việc bổ sung nội dung này vào chương trình. Được QH đồng ý bổ sung, Chủ tịch QH tiếp tục chủ trì phiên họp cho ý kiến về tờ trình và báo cáo thẩm tra, xem xét, hoàn thiện các nội dung cụ thể và ngay trong phiên họp buổi chiều 24/7, Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra chính thức đã được trình QH. Ngày 25/7, QH thảo luận và trong ngày họp cuối cùng của Kỳ họp thứ nhất, ngày 28/7, “bảo kiếm” chính thức được trao tay.

Khẩn cấp chi tiền

Không chỉ cấp tốc trao “bảo kiếm”, QH còn thể hiện sự quyết đoán trong chi tiền cho Chính phủ chống dịch. Gần đây nhất là tại thời điểm chỉ trong hai tuần cuối tháng 9 đã có tới 3 Nghị quyết của UBTVQH được liên tiếp ban hành cho phép Chính phủ sử dụng thêm gần 74 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ người dân, DN chống chọi với đại dịch. Tại Phiên họp thứ Ba, (từ 13 đến 22/9/2021) UBTVQH đã xem xét, thông qua Nghị quyết về việc ban hành 4 giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 với số tiền khoảng 21,3 nghìn tỷ đồng, nâng tổng nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân được UBTVQH, Chính phủ thực hiện theo thẩm quyền trong năm 2021 lên khoảng 140 nghìn tỷ đồng.

Nhất quán từ trên xuống dưới

Hai từ “quyết đoán” trong ý kiến của các chuyên gia được Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ cô đọng lại, đó là: “Cần có khung chính sách về thích ứng với Covid-19. Khung chính sách này phải được nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, thấu đáo, quyết định một cách quyết đoán và tổ chức thực hiện nhất quán từ trên xuống dưới”.

Lắng nghe các ý kiến, một tuần sau cuộc Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế, xã hội, ngày 3/10/2021, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ có bài viết “Một số cơ chế, chính sách cấp thiết nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19”. Tinh thần “quyết đoán” được thể hiện rõ trong các giải pháp cứu nền kinh tế mà bài viết đề cập đến.

Theo Chủ tịch QH, phải áp dụng các biện pháp nhất quán, đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương để duy trì cả cung và cầu trên thị trường, duy trì sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, ổn định thị trường tiêu dùng trong nước; Trong hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phải quyết liệt, mạnh mẽ, liên tục, thông suốt, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, kịp thời, dễ tiếp cận; tiếp tục nghiên cứu, sớm ban hành các chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 theo hướng làm rõ đối tượng, lĩnh vực phù hợp tình hình thực tiễn và các quan điểm, chiến lược về phòng, chống dịch, mục tiêu phục hồi kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trong từng giai đoạn.

Trong năm 2021, tổng kết kết quả thực hiện toàn bộ các nghị quyết, quyết định, chỉ thị về cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí để từ đó xây dựng Chương trình tổng thể về cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế, phục hồi kinh tế hậu Covid-19… Nhìn về dài hạn, Chủ tịch QH cho rằng cần nghiên cứu xây dựng các quy trình ứng phó một cách tự động cho những trường hợp khẩn cấp với các ngưỡng định tính và định lượng để có thể “kích hoạt”, triển khai ngay khi có khủng hoảng, đại dịch hay các thảm họa khác.

Tiếp đó, ngày 22/9, trong bối cảnh ngân sách dự phòng Trung ương cho công tác phòng, chống dịch đã hết, UBTVQH đã quyết định điều chỉnh, bổ sung vào chương trình Phiên họp thứ Ba nội dung thông qua Nghị quyết cho phép Chính phủ chuyển 14,62 nghìn tỷ đồng tổng hợp từ các khoản cắt giảm, tiết kiệm chi vào dự phòng ngân sách Trung ương để sử dụng cho phòng, chống dịch bệnh và giao Chính phủ chủ động thực hiện, chịu trách nhiệm về tính tuân thủ, bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích của khoản ngân sách này.

Ngay sau khi Phiên họp thứ Ba kết thúc vào chiều 22/9, Tổ công tác về phòng, chống Covid-19 của UBTVQH đã làm việc với các cơ quan của QH, Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, VCCI để xem xét, thảo luận về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Trên cơ sở kết quả cuộc làm việc của Tổ công tác, Đảng đoàn QH đã có báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về vấn đề này và chiều 24/9, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đã triệu tập phiên họp bất thường của UBTVQH để thảo luận, thông qua Nghị quyết cho phép Chính phủ sử dụng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ BHTN năm 2020 để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động. Và Nghị quyết về nội dung này đã được Chủ tịch QH ký ngay trong đêm 24/9.

Xây dựng các phương án, kịch bản sát hợp, khả thi nhất

Tại Hội nghị Trung ương diễn ra từ 4 đến 7/10/2021, đã đặc biệt nhấn mạnh: Từ bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế đúc rút được thời gian qua, cần phải đổi mới tư duy, nhận thức đúng đắn hơn về phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh gắn với duy trì, phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh để xây dựng các phương án, kịch bản phù hợp đưa vào Kế hoạch phát triển KTXH, tài chính-NSNN, đầu tư công năm 2022 sao cho sát hợp, khả thi nhất có thể.

Trên cơ sở Kế hoạch KTXH năm 2022 và chủ trương, định hướng phòng, chống dịch trong tình hình mới, kịp thời điều chỉnh chính sách tài chính - tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, phục hồi sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, lao động, nhất là ở các địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài, thúc đẩy xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh đầu tư, bao gồm cả đầu tư công và đầu tư tư nhân.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp phát triển KTXH. Tập trung ưu tiên bổ sung, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn, xử lý có hiệu quả các vấn đề tồn đọng, các nút thắt và điểm nghẽn cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Cơ cấu lại một số ngành, lĩnh vực quan trọng và DN đang bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19, như thương mại, dịch vụ, hàng không, du lịch... để thích ứng với trạng thái bình thường mới, tạo nền tảng cho giai đoạn phục hồi các ngành, lĩnh vực và DN này từ năm 2022 trở đi. Có giải pháp bảo vệ các DN trong các lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế, cũng như tránh sự đổ vỡ của các tập đoàn kinh tế lớn (cả nhà nước và tư nhân), có thể dẫn đến sự đổ vỡ dây chuyền trong nền kinh tế. Không để nền kinh tế bị lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục kinh tế thế giới, cũng như quá trình tái cấu trúc chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án lớn, trọng điểm quốc gia. Sớm nghiên cứu, xây dựng kịch bản tăng trưởng mới cho thời kỳ "hậu Covid-19", các giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho DN và người lao động, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn…