Dự kiến về lãi suất của Mỹ và khu vực đồng Euro tương đồng
Việc Ngân hàng Trung ương châu Âu điều chỉnh giảm triển vọng tăng trưởng và lạm phát vào hôm 7/3 nói lên một thực tế kinh tế là chu kỳ cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ sớm bắt đầu,ỳvọnglãisuấtcủaMỹvàkhuvựcđồngEuroliệucógặnhan đinh bong đá bất chấp sự phản đối ngược lại của Chủ tịch ECB Christine Lagarde.
Mặt khác, nền kinh tế Hoa Kỳ đang nóng lên, đồng thời xuất hiện các dấu hiệu cho thấy một số áp lực về giá đang gia tăng trở lại. Ngày càng có nhiều đồn đoán rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng dự báo lãi suất 'trung lập' dài hạn vào cuối tháng 3 này.
Tỷ giá hối đoái biến động |
Có thể hiểu được, các quan chức của cả hai ngân hàng trung ương đều chống lại những câu chuyện này - ECB không muốn đánh mất uy tín trong việc chống lạm phát và Fed không muốn phá hủy trạng thái "mềm", hoặc "không hạ cánh" của nền kinh tế.
Những lời hùng biện từ các quan chức Fed và ECB nhằm mục đích mang lại cho họ sự linh hoạt nhất có thể, đã tạo ra một quan điểm chung. Kết quả là, lộ trình dự kiến về lãi suất của Mỹ và khu vực đồng Euro trong năm nay và đến năm 2025 gần như giống hệt nhau.
Mối tương quan giữa trái phiếu chính phủ ngắn hạn của Mỹ và khu vực đồng Euro chưa bao giờ mạnh mẽ hơn, làm hạn chế tỷ giá hối đoái Euro/Đô la Mỹ và làm giảm biến động của thị trường ngoại hối và trái phiếu.
Đó là một điệu nhảy vui vẻ mà thị trường tài chính đã tham gia cùng. Nhưng trong bao lâu nữa?
Dario Perkins - Nhà phân tích toàn cầu cho biết: Các nhà hoạch định chính sách của ECB đã và đang phản đối mạnh mẽ ý tưởng cắt giảm lãi suất, có thể đây là một phần trong nỗ lực vô ích nhằm hỗ trợ tỷ giá hối đoái. Nhưng điều này không thể kéo dài lâu hơn nữa, có thể là vài tháng.
ECB hiện dự kiến lạm phát sẽ giảm xuống 1,9% vào mùa hè năm sau và duy trì ở mức đó cho đến cuối năm 2026. Trước đó, ECB dự kiến lạm phát sẽ giảm xuống dưới mục tiêu 2% vào đầu năm 2026.
ECB cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 xuống chỉ còn 0,6%, mức này chưa bằng một nửa dự báo tăng trưởng cuối cùng của Fed cho năm nay là 1,4%. Điều này có thể được nâng lên vào cuối tháng 3 này.
Liệu Fed có cắt giảm lãi suất trong năm nay?
Hôm 7/3, Torsten Slok - nhà kinh tế trưởng và đối tác tại Apollo Global Management nhấn mạnh khoảng cách lớn đang mở ra giữa triển vọng tăng trưởng của Mỹ và Đức trong năm nay.
Tuần trước, trích dẫn sự tăng trưởng nhanh chóng của Mỹ và áp lực giá cả, Slok đã đưa ra một trong những lời kêu gọi đầu tiên từ một tổ chức tài chính lớn rằng Fed sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Điều này đã được ông chia sẻ rõ đầu tháng 3, điểm mấu chốt là Fed sẽ dành phần lớn thời gian của năm 2024 để chống lạm phát. Kết quả là Fed sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm nay và lãi suất sẽ ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
Thị trường vẫn chưa bắt đầu định giá trong sự phân kỳ này. Đồng Euro đã mất giá ít hơn 1% so với đồng đô la Mỹ trong năm nay và nghiên cứu gần đây của State Street cho thấy lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn hai năm của Mỹ và Đức đang ở mức cao nhất mọi thời đại.
Giá thị trường hiện tại cho thấy, cả hai ngân hàng trung ương đều thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào giữa năm nay, nới lỏng chính sách khoảng 90 đến 95 điểm cơ bản vào cuối tháng 12 và khoảng 125 bps một năm kể từ bây giờ.
Câu hỏi đặt ra là mối quan hệ chặt chẽ này có thể sẽ bị thử thách?
Các nhà phân tích tại Deutsche Bank nhận thấy, lạm phát khu vực đồng Euro sẽ quay trở lại mức 2% vào giữa năm nay, sớm hơn một năm so với dự kiến của ECB và đang dự kiến cắt giảm lãi suất 150 điểm cơ bản trong năm nay.
Đối với thị trường tài chính, đặc biệt là tiền tệ, mức lãi suất cuối cùng mới quan trọng hơn khi phát súng bắt đầu cắt giảm lãi suất được bắn.
Các nhà phân tích của Deutsche viết trong một ghi chú gần đây: “Chúng tôi nhận thấy rủi ro nghiêng về phía giảm giá đối với EUR USD trong năm nay, với sự tăng trưởng/lạm phát/tài chính hỗn hợp của châu Âu có lợi hơn cho chu kỳ cắt giảm lãi suất lớn hơn của ECB so với Fed”./.