【kết quả bóng đá u19 đức】Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công
时间:2025-01-26 00:33:20 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Phương Anh |
PV:Vừa qua, Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm thử kiểm kê tài sản công (TSC) tại 2 bộ và 6 địa phương. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các đơn vị làm tốt là gì thưa ông và Bộ Tài chính có giải pháp gì để hỗ trợ các đơn vị tổng hợp được số liệu một cách tốt nhất?
Ông Nguyễn Tân Thịnh: Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm kê thử nghiệm và tập huấn cho các bộ, ngành, địa phương. Bài học kinh nghiệm tại những nơi làm tốt tôi xin gói gọn trong mấy chữ đó là “nhận thức đúng, quyết tâm cao, hành động quyết liệt”. Bởi chỉ có nhận thức đúng, quyết tâm cao và hành động quyết liệt thì mọi công việc đều “trôi” và các nơi làm tốt họ đã thực hiện đúng như vậy nên đã thu được kết quả tốt.
Phạm vi kiểm kê TSC lần này rất lớn với khoảng 100.000 đơn vị và nhiều loại TS khác nhau. Để hỗ trợ cho các bộ, ngành, địa phương có thể tổng hợp được số liệu một cách tốt nhất, chính xác nhất, Bộ Tài chính đã xây dựng hệ thống mẫu biểu và chỉ tiêu kiểm kê để áp dụng đồng bộ, thống nhất trong phạm vi cả nước. Đồng thời, Bộ Tài chính đã xây dựng Phần mềm Tổng kiểm kê TSC. Phần mềm này cho phép các đơn vị thực hiện kiểm kê, lập biên bản kiểm kê, gửi báo cáo kết quả kiểm kê và duyệt số liệu trên hệ thống, sau đó hệ thống tự động tổng hợp số liệu thống kê.
Theo đó, khi thực hiện kiểm kê tài sản (TS), các đơn vị chỉ mất thời gian đầu để kiểm kê, còn lại các công việc tổng hợp sẽ do Phần mềm này hỗ trợ.
Ngoài ra, tại nhiều huyện, sở có đông các tổ chức, đơn vị, chúng tôi đã cử cán bộ trực tiếp tới nơi để hướng dẫn về mặt nghiệp vụ cũng như cách thức sử dụng Phần mềm Tổng kiểm TSC. Đồng thời, công bố danh sách cán bộ hỗ trợ cho từng bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt, Cục Quản lý công sản đã thực hiện các video, clip hướng dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc” cho từng loại nghiệp vụ ở trên nền tảng mạng xã hội. Theo đó, các đơn vị có vướng mắc gì có thể mở các video, clip này là có thể làm được.
PV: Hiện nay chúng ta đang thực hiện sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy. Vậy việc sắp xếp lại này có ảnh hưởng gì đến việc tổng kiểm kê TSC, và Bộ Tài chính đã có giải pháp gì để việc tổng kiểm kê diễn ra thuận lợi, thưa ông?
Đến 31/12/2024, hoàn thành công tác kiểm kê tài sản công Theo lộ trình đặt ra tại Đề án Tổng kiểm kê TSC, đến ngày 31/12/2024 hoàn thành công tác chuẩn bị phục vụ tổng kiểm kê TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý; đến 31/3/2025 hoàn thành việc kiểm kê; đến 15/6/2025 các đơn vị phải gửi báo cáo về Bộ Tài chính; đến 31/7/2025, Bộ Tài chính hoàn thành việc tổng hợp kết quả báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai công tác kiểm kê TSC cơ bản bảo đảm tiến độ. |
Ông Nguyễn Tân Thịnh:Đợt tổng kiểm kê lần này diễn ra trong bối cảnh rất đặc biệt, đó là cả nước đang trong quá trình sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc kiểm kê. Đơn cử như những đơn vị mà lẽ ra thuộc đối tượng kiểm kê của cơ quan chủ quản này nhưng sau khi thực hiện sáp nhập sẽ không còn cơ quan chủ quản đó nữa mà chuyển sang một cơ quan chủ quan mới. Hay như người thực hiện nhiệm vụ kiểm kê trong ban chỉ đạo kiểm kê hoặc trong tổ kiểm kê của cơ quan này thì tới đây sẽ sang cơ quan khác.
Lường trước các tình huống này, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản hướng dẫn xử lý TS của các đơn vị khi thực hiện sắp xếp lại và tinh gọn bộ máy. Tại văn bản, Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể việc kiểm kê TS đối với từng trường hợp khi sắp xếp lại theo hình thức sáp nhập, hợp nhất, chia tách.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có chỉ đạo đối với các đơn vị thuộc diện sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy vẫn phải thực hiện nhiệm vụ kiểm kê TS như bình thường. Đến lúc các đơn vị thực hiện đề án sắp xếp lại, tinh gọn được phê duyệt thì các đơn vị cũ có trách nhiệm bàn giao TS sang cho đơn vị mới để đơn vị mới tiếp nhận, tiếp tục quản lý, không tạo khoảng trống của TSC, từ đó tránh được việc thất thoát TS.
PV:Xin ông cho biết, ngoài việc phòng, chống lãng phí TSC, số liệu kiểm kê này còn được phục vụ cho các mục đích nào nữa?
Ông Nguyễn Tân Thịnh:Để thực hiện tổng kiểm kê TSC lần này, Bộ Tài chính đã đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, nguồn lực. Do đó, các số liệu, thông tin, kết quả của tổng kiểm kê sẽ sử dụng để xây dựng chiến lược, kế hoạch và là nền tảng để ra các quyết định về quản lý đối với TSC. Đồng thời, các số liệu, thông tin này cũng giúp các cơ quan quản lý, các cấp, ngành, địa phương đánh giá lại thực trạng quản lý, sử dụng TSC tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị xem đã làm tốt hay chưa. Đặc biệt, các thông tin về TSC sẽ giúp hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong quản lý, sử dụng TSC.
Trước đây, chúng ta đã mong muốn làm điều này rồi nhưng lại chưa có con số tổng thể về TS. Qua đợt tổng kiểm kê này, chúng ta sẽ có con số đầy đủ, chính xác hơn để từ đó thực hiện phân loại TS và sẽ có những giải pháp tốt hơn về mặt cơ chế, chính sách. Đặc biệt, qua đợt tổng kiểm kê này sẽ có giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý TS.
PV: Xin cảm ơn ông!
Triển khai tổng kiểm kê tài sản công cơ bản bảo đảm tiến độ Theo quy định, các cơ quan, tổ chức, đơn vị (đơn vị) đều thực hiện kiểm kê tài sản (TS) do nhà nước giao cho quản lý, sử dụng vào cuối mỗi năm để kiểm đếm và so sánh với sổ sách kế toán xem là thiếu hay thừa. Tuy nhiên, việc hạch toán TS của các đơn vị chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, có loại TS quy định là định kỳ phải có đánh giá lại giá trị, ví dụ như quyền sử dụng đất, thế nhưng các đơn vị cũng không thực hiện đánh giá lại. Rồi các TS được biếu, tặng sử dụng phải xác lập quyền sở hữu toàn dân, đưa vào quản lý, sử dụng ở đơn vị và hạch toán trên sổ sách nhưng việc hạch toán cũng không đầy đủ, chính xác. Từ thực tế này cho thấy, việc tổng hợp TS do các bộ, ngành địa phương tự thực hiện chưa phản ánh chính xác, chưa tương xứng với nguồn lực hiện có của đất nước. Thời gian qua, Bộ Tài chính đã báo cáo các cấp có thẩm quyền về vấn đề này. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 1/3/2024 phê duyệt Đề án Tổng kiểm kê TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và TS kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý (Đề án 213). Tổng kiểm kê nhằm giúp nắm được thực trạng của TS, đánh giá công tác hạch toán, sử dụng của các đơn vị để khai thác tốt hơn TSC với vai trò nguồn lực của Nhà nước. Đồng thời đây cũng là nhiệm vụ chính trị lớn của Bộ Tài chính cũng như của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2024 và 2025 để thực hiện chủ trương của Đảng về quản lý, sử dụng, khai thác, huy động có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng. Cho biết về tiến độ thực hiện Đề án Tổng kiểm kê TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý, bà Trần Diệu An - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết, đã có 44/45 bộ, cơ quan trung ương, 63/63 địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê; 100% bộ, cơ quan trung ương, địa phương ban hành Kế hoạch triển khai Tổng kiểm kê; 41/45 bộ, cơ quan trung ương, 63/63 địa phương đã hoàn thành triển khai tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản bảo đảm tiến độ theo Đề án 213 và kế hoạch do Bộ Tài chính ban hành. |
上一篇: Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
下一篇: Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
猜你喜欢
- Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- State President visits Brunei, Singapore
- Deputy PM stands firm on sovereignty
- Compensation agreed for locals
- Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- PM urges Hà Nam to use hi
- Personnel critical to reforms: PM
- Japanese Coast Guard ship visits Đà Nẵng
- Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu