当前位置:首页 > Thể thao

【ti so ngoai hang】EU dự định tăng thuế nhập khẩu rượu, quần jean từ Hoa Kỳ

rượu nhập khẩu

Ảnh minh họa.

Sự đáp trả của Châu Âu đối với Mỹ

Ngay sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ tăng thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm,ựđịnhtăngthuếnhậpkhẩurượuquầnjeantừHoaKỳti so ngoai hang ông Jean-Claude Juncker - Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EU - European Commission) đã công bố trên truyền thông Đức rằng, EU sẽ giáng trả vào chính trái tim nước Mỹ bằng cách tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm của nước này như: Mô tô Harley-Davidsons, rượu Kentucky bourbon và quần jean nếu Mỹ thực hiện tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu.

“Không có bất cứ điều gì là hợp lý trong đề xuất này, mà lý do là một quan điểm được phân phối rất không đồng đều trong thế giới này. Tuy nhiên, bất kỳ biện pháp giáng trả nào của EU cũng tuân thủ các nguyên tắc WTO” - ông Jean-Claude Juncker nói.

Cùng với Chủ tịch Hội đồng châu Âu, hàng loạt các đại diện của chính phủ, các nhà lập pháp, và công đoàn lao động thế giới đã chỉ trích đề xuất này của ông Trump.

Người phát ngôn của Tổng thống Đức Angela Merkel, ông Steffen Seibert tuyên bố, Chính phủ Đức phản đối các mức thuế suất này và cho rằng, các biện pháp như vậy có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại toàn cầu mà “không ai có lợi”.

EU dự định tăng thuế nhập khẩu rượu, quần jean từ Hoa Kỳ
EU sẽ giáng trả Mỹ bằng cách tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm của nước này như: Mô tô Harley-Davidsons, rượu Kentucky bourbon và quần jean nếu Mỹ thực hiện tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu Ông Jean-Claude Juncker - Chủ tịch Hội đồng Châu Âu

Ông Hans Jürgen Kerkhoff - Chủ tịch Liên đoàn thép Đức nói: “Rõ ràng các biện pháp này đã vi phạm nguyên tắc WTO. Nếu EU không phản ứng, ngành công nghiệp thép của chúng ta sẽ phải gánh chịu chi phí cho các biện pháp bảo hộ của Hoa Kỳ”.

Theo Bộ trưởng ngoại giao Đức Sigmar Gabriel, quan điểm rõ ràng của Đức là các biện pháp như vậy đang gây hại cho công nghiệp thép nước này. Chính phủ Đức đang xem xét các đề xuất này với mối quan tâm lớn và nhất định sẽ bảo vệ thực tế trong nước của ngành công nghiệp này.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của sản phẩm thép cuộn của Đức và là điểm đến quan trọng thứ hai của EU sau Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nhận định, “một đòn sốc như vậy từ Hoa Kỳ sẽ chấn động toàn cầu, nhưng xuất khẩu và việc làm của chúng tôi (Đức) sẽ bị tác động mạnh nhất”.

Ông Dieter Kempf, người đứng đầu liên doàn công nghiệp Đức cho rằng, ông Trump đã chấp nhận rủi ro của chủ nghĩa bảo hộ mà hậu quả của nó là sự mất việc làm tại cả Hoa Kỳ, Đức và châu Âu.

Một thành viên của khối Bảo thủ trong Quốc hội Anh - Ông Anyh Simon Clarke, đã viết trên Twister vào ngày thứ sáu: “Thuế nhập khẩu là lựa chọn xấu nhất có thể cho nền kinh tế toàn cầu và là một mối đe dọa chủ yếu đối với nghành thép nước Anh”.

Roy Rickhuss - Tổng thư ký công đoàn lao động Anh cũng phản đối động thái này: “Donald Trump đang đặt vấn đề việc làm tại cả hai bờ Đại Tây Dương vào rủi ro. Hàng nghìn công nhân ngành thép trên toàn quốc đã bỏ phiếu cho Brexit với hy vọng về một kỷ nguyên mới của thương mại tự do”.

Ông kêu gọi Thủ tướng Anh Theresa May đảm bảo sản phẩm thép xuất khẩu từ Anh được miễn trừ khỏi mức thuế nhập khẩu đề xuất. Hoa Kỳ là thị trường trọng yếu nhập khẩu thép từ Anh, chiếm khoảng 15% sản lượng hoặc 496 triệu USD thép xuất khẩu.

Bộ trưởng kinh tế Pháp Bruno Le Maire phát biểu trước báo giới rằng, thuế nhập khẩu sẽ có “ảnh hưởng chủ yếu” đối với kinh tế Châu Âu và một số công ty Pháp. Ngành thép và nhôm của Pháp đã ở trong một tình thế “đặc biệt mong manh” và một số quốc gia thực hiện “bán phá giá” và “trợ cấp tràn lan” đã quấy rối thương mại toàn cầu. “Hoa Kỳ nhận thức rất rõ điều này và nó phải được điều chỉnh. Một cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và châu Âu chỉ toàn những người thất bại” - ông Bruno Le Maire nhấn mạnh.

Bộ trưởng ngoại giao Canada Chrystia Freeland tuyên bố “Canada sẽ có các biện pháp phản ứng để bảo vệ các lợi ích thương mại và người lao động của mình”. Hoa Kỳ sẽ có nhiều thứ để mất trong cuộc chiến thương mại với Canada - một đồng minh chiến lược và đối tác thương mại chủ yếu. Bộ trưởng lưu ý rằng Hoa Kỳ đang xuất siêu thép đối với người láng giềng phía Bắc, là nhà tiêu thụ lớn nhất sản phẩm thep của Hoa Kỳ và cũng là nhà cung cấp lớn nhất cho nước này.

Trong khi đó, Bộ trưởng thương mại Úc Steven Ciobo, cho rằng hành động của ông Trump sẽ dẫn đến các biện pháp trả đũa gây tổn thương cho tất cả. Theo ông Steven Ciobo: “Áp đặt mức thuế nhập khẩu như vậy sẽ không mang lại gì hơn ngoài quấy rối thương mại và suy cho cùng là mất việc làm”.

Trung Quốc lên tiếng

Tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung quốc Hua Chunying thông báo: “Trung Quốc thúc giục Hoa Kỳ kiềm chế trong sử dụng các công cụ bảo hộ mậu dịch”. Tuy nhiên, Phó chủ tịch Hiệp hội sắt thép Trung Quốc Li Xinchuang thẳng thắn hơn khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại: “Tôi cảm thấy hành động của ông Trump chỉ làm cho ngành thép Hoa Kỳ vốn đã chậm 10 năm so với Trung Quốc càng tụt hậu. Quyết định của ông Trump không tốt cho tất cả, trừ một số công ty thép Hoa Kỳ. Là một nhà kinh doanh, ông ta phải biết hai bên cùng thắng. Nhưng ông ta đã có một hành động cực đoan”.

EU dự định tăng thuế nhập khẩu rượu, quần jean từ Hoa Kỳ
Các hạn chế nhập khẩu do tổng thống Hoa Kỳ công bố gây hại không chỉ ngoài Hoa Kỳ, mà ngay cả đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, bao gồm các ngành chế tạo và xây dựng Người phát ngôn của IMF Gerry Rice.

Các nước thiệt hại nặng nề nhất do mức thuế suất cao là Canada, Mexico, Brazil và Hàn Quốc với kim ngạch chiếm hơn nửa số thép xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Về tín hiệu của các tác động tiêu cực từ đề xuất của ông Trump đối với bản thân nền kinh tế Hoa Kỳ, Electrolux nhà sản xuất toàn cầu dụng cụ điện dân dụng thông báo sẽ hoãn khoản đầu tư dự kiến 250 triệu USD để mở rộng và hiện đại hóa nhà máy tại bang Tennessee. Vì công ty “quan ngại về ảnh hưởng có thể có của mức thuế quan mới đối với khả năng cạnh tranh của các hoạt động của công ty tại Hoa Kỳ”.

Trong một động thái hiếm hoi là bình luận về quan điểm thương mại của một quốc gia thành viên, Tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới Roberto Azevêdo tuyên bố: “WTO quan tâm một cách rõ rệt đối với thông báo về kế hoạch thuế quan đối với thép và nhôm của Hoa kỳ. Tiềm năng của sự leo thang là thực như đã thấy từ các phản ứng ban đầu của những người khác. Chiến tranh thương mại không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai. WTO sẽ theo sát tình hình”.

Cũng với một hành động được coi là chưa có tiền lệ khi ra tuyên bố về thuế quan do Hoa Kỳ thông báo, người phát ngôn của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) Gerry Rice tuyên bố: “Các hạn chế nhập khẩu do tổng thống Hoa Kỳ công bố gây hại không chỉ ngoài Hoa Kỳ, mà ngay cả đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, bao gồm các ngành chế tạo và xây dựng.... Chúng tôi khuyến khích Hoa Kỳ và các đối tác thương mại làm việc một cách xây dựng để giảm bớt các rào cản thương mại và giải quyết các bất đồng thương mại không dựa vào các biện pháp khẩn cấp như vậy”.

Rõ ràng, các phản ứng toàn cầu đang đề cập đến sự bùng nổ của chiến tranh thương mại nếu Tổng thống Trump đeo đuổi chính sách thương mại “nước Mỹ trên hết”. Tuy nhiên, ngay sau khi đề xuất tăng thuế một ngày, Tổng thống Trump đã tuyên bố trên trang Twister: “Khi một nước (Hoa kỳ) đang mất đi hàng tỷ USD trong thương mại với hầu như mọi quốc gia mà nó không có giao dịch thương mại, chiến tranh thương mại là điều tốt và thắng lợi là dễ dàng. Nếu bạn không có thép, bạn sẽ không có một quốc gia”./.

Giang Minh - Nhật Minh (Theo Neil Irwin New York Time)

分享到: