【kết quả vô địch bóng đá hà lan】TP.HCM: Hàng lậu hàng dởm đang nhiễu loạn thị trường
Chi cục QLTT TP.HCM thu giữ sữa nhập lậu |
Cụ thể,ànglậuhàngdởmđangnhiễuloạnthịtrườkết quả vô địch bóng đá hà lan Chi cục QLTT TP.HCM tổ chức kiểm tra 149 công ty, hộ kinh doanh thì có đến 141 vụ vi phạm, tỷ lệ hơn 95%. Trong đó, có 116 vụ kinh doanh 51.804 đơn vị sản phẩm các mặt hàng kem dưỡng da, sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội, sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, nước hoa,...nhập lậu.
Kiểm tra, phòng số 207, chung cư 243A Nguyễn Thượng Hiền, phường 6, quận Bình Thạnh, QLTT và công an quận Bình Thạnh phát hiện cơ sở này không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Lực lượng kiểm tra đã tạm giữ 501 thùng hàng gồm 255 danh mục với 7.911 đơn vị thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm gồm sữa, viên uống bổ não, nước collagen, kem dưỡng da ... do nước ngoài sản xuất nhập lậu. Vụ việc đã được chuyển qua cơ quan công an để tiếp tục xử lý.
Đội QLTT quận Tân Bình vừa kiểm tra Công ty TNHH Jenny Cosmetic (số 231/10 Nguyễn Phúc Chu, phường 15, quận Tân Bình), phát hiện doanh nghiệp này sản xuất mỹ phẩm vượt quá giới hạn cho phép. Lực lượng kiểm tra buộc tiêu hủy 43 hộp sữa tắm, kem collagen; 1.714 kg thành phẩm sữa tắm, kem tẩy tế bào chết, bột tảo non và 201 kg nắp chai nhựa.
UBND quận Tân Bình đã ra quyết định xử phạt doanh nghiệp này 195 triệu đồng do sản xuất mỹ phẩm có thành phần vượt quá giới hạn cho phép, không công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường; kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Chi Cục QLTT TP.HCM kiểm tra 24 công ty, nhà thuốc, cửa hàng kinh doanh thực phẩm chức năng, đã có đến 22 cơ sở vi phạm. Trong đó có 12 vụ kinh doanh 4.106 hộp, chai; 1.298 viên thực phẩm chức năng nhập khẩu và 149 kg nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng không có chứng từ hóa đơn; 5 vụ kinh doanh 114.853 hộp thực phẩm chức năng có nhãn ghi không đủ nội dung bắt buộc, 3 vụ còn lại kinh doanh 1.314 hộp thực phẩm chức năng nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt.
Kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh tân dược, mức độ sai phạm cũng ở mức khủng. Chi Cục QLTT thành phố kiểm tra 33 công ty, nhà thuốc thì đã có 29 đơn vị vi phạm. Trong số các vụ vi phạm, 7 vụ kinh doanh thuốc không có chứng từ 134.062 viên, ống và 458 hộp tân dược, đông dược; 4 vụ kinh doanh 361 viên thuốc quá hạn sử dụng, số vụ còn lại chưa xuất trình chứng từ, vi phạm về chuyên môn nhà thuốc, niêm yết giá, đăng ký kinh doanh.
Không chỉ có mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mà các mặt hàng cấm, hàng nhập lậu sản xuất, kinh doanh đã được cơ quan phát hiện với số lượng lớn tại thị trường TP.HCM trong thời gian gần đây.
Ông Phan Hoàn Kiếm- Chi Cục trưởng QLTT TP.HCM cho biết, nhiều mặt hàng nhập lậu xuất xứ Trung Quốc chứa trữ tại các kho hàng, kinh doanh ở cửa hàng, công ty như đồng hồ, mắt kính, túi xách, điện thoại di động, linh kiện máy vi tính, đồ điện gia dụng, vải, quần áo, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, hóa chất, nguyên liệu... Trong đó có nhiều mặt hàng tiêu dùng, thời trang giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng nước ngoài với số lượng lớn.
Trong quý 3/2015, Chi cục QLTT TP.HCM đã phát hiện 2.809 vụ vi phạm về kinh doanh hàng hóa. Trong đó có 294 vị kinh doanh hàng cấm, 484 vụ hàng lậu, 206 vụ hàng giả. Đã xử phạt 1.428 vụ, thu gần 25 tỷ đồng và chuyển 4 vụ cho cơ quan công an khởi tố hình sự.
Từ những kết qủa xử lý trên cho thấy, hàng lậu, hàng dởm đang làm nhiễu loạn thị trường thành phố và gây nhức nhối cho người tiêu dùng. Để giảm bớt hàng lậu, hàng dởm không đảm bảo tiêu chuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người tiêu dùng "lũng đoạn" trên thị trường, theo ông Phan Hoàn Kiếm, ngoài việc các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, người tiêu dùng nên sử dụng hàng sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế sử dụng các mặt hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, hàng giá rẻ.