【lịch thi đấu trực tiếp bóng đá hôm nay】Doanh nghiệp nội tăng trưởng xuất khẩu lấn lướt khối FDI

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-25 19:45:49 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:192次
doanh nghiep noi tang truong xuat khau lan luot khoi fdiXuất khẩu 2019: Khó khăn chất chồng,ệpnộităngtrưởngxuấtkhẩulấnlướtkhốlịch thi đấu trực tiếp bóng đá hôm nay đích đến chơi vơi
doanh nghiep noi tang truong xuat khau lan luot khoi fdiDoanh nghiệp nội cần thay đổi để hợp tác hiệu quả
doanh nghiep noi tang truong xuat khau lan luot khoi fdiĐừng quá lo ngại sự yếu thế của doanh nghiệp nội trong xuất khẩu
doanh nghiep noi tang truong xuat khau lan luot khoi fdi
Xuất khẩu nhiều mặt hàng như gỗ và sản phẩm gỗ, các sản phẩm dệt may,... của khối doanh nghiệp trong nước đều đạt mức tăng trưởng tốt. Ảnh: Nguyễn Thanh

Tăng trưởng xuất khẩu gấp 3 khối FDI

Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, tính tới hết quý III, xuất khẩu ước đạt 194,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, bằng 73,9% kế hoạch năm.

Bên cạnh những con số về ngành hàng hay thị trường xuất khẩu, điểm đáng lưu ý nhất trong "bức tranh" xuất khẩu hàng hóa là sự vươn lên mạnh mẽ của khối doanh nghiệp nội địa.

Bộ Công Thương nêu rõ: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 16,4%, cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 5%. Qua đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 28,5%).

"Như vậy, sau khi đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm 2018, khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm với mức tăng gấp hơn 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp FDI", đại diện Bộ Công Thương cho hay.

Đáng chú ý hơn cả, năm nay, khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng của khối trong nước không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, khi xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước thì nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 10,3%. Xuất khẩu nhiều mặt hàng như gỗ và sản phẩm gỗ, các sản phẩm dệt may, sản phẩm chất dẻo, cao su,... của khối doanh nghiệp trong nước đều đạt mức tăng trưởng tốt.

"Điều này thể hiện những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự tác động, tạo thuận lợi cho sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tăng trưởng xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước đã trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế", Bộ Công Thương nhận định.

Hàng loạt việc "cần làm ngay"

Dự báo, trong bối cảnh kinh tế quốc tế diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong những tháng cuối năm.

Ngành nông, lâm, thủy sản gặp nhiều bất lợi do giá bán nông sản ở mức thấp. Bên cạnh đó, xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng chậm lại do các quy định về truy xuất nguồn gốc, giám sát chất lượng hàng hóa, trong khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đang giảm sút; nguy cơ áp thuế và rào cản kỹ thuật khi xuất siêu vào Mỹ tăng cao...

Dành khá nhiều lo ngại cho diễn biến căng thẳng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, theo Bộ Công Thương, cuộc chiến thương mại giữa 2 cường quốc này sẽ tác động đến việc chuyển hướng xuất nhập khẩu hàng hóa như nguy cơ lẩn tránh xuất xứ hàng hóa của một số nước vào Việt Nam; thay đổi chuỗi cung ứng; thay đổi dòng vốn đầu tư...

Thời gian tới, Bộ Công Thương xác định việc cần làm ngay là tận dụng cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, kiểm soát nhập khẩu vào Việt Nam và xử lý các vấn đề về lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Mỹ, Trung Quốc và cả các quốc gia khác.

Vấn đề này được tập trung xử lý theo hướng: Cảnh báo sớm nguy cơ lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ; chủ động kiểm tra, xác minh xuất xứ, chống gian lận xuất xứ hàng hóa và thông tin, cảnh báo các tổ chức cấp C/O, các bộ, ngành, hiệp hội liên quan về việc tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát việc cấp C/O đối với một số mặt hàng có nguy cơ cao về gian lận xuất xứ hàng hóa; phối hợp đầy đủ, tích cực với cơ quan điều tra của các nước, đồng thời khẳng định sự nỗ lực cũng như quan điểm sẵn sàng hợp tác với phía các nước có liên quan (nhất là Mỹ) trong lĩnh vực này...

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh sẽ tập trung xử lý các vấn đề liên quan tới chuẩn bị năng lực thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực.

Trong đó, cần tập trung vào hai nhiệm vụ chính. Thứ nhất là, xây dựng phương án tổ chức sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất, đón đầu và tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài đang dịch chuyển khỏi Trung Quốc, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam xuất khẩu để tận dụng cơ hội của cuộc chiến thương mại.

Thứ hai là, tính toán kỹ lưỡng trong các giải pháp thúc đẩy đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, xuất khẩu, tránh việc phát triển quá đà, dễ rơi vào tình trạng bị động, dư thừa sản lượng khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận xuất khẩu trở lại.

Từ đầu năm nay, mặc dù có sự thâm hụt thương mại trong một vài tháng đầu năm nhưng tính chung 9 tháng đầu năm, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn duy trì đà xuất siêu. Cụ thể, kim ngạch xuất siêu ở mức 5,9 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 25,3 tỷ USD.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接