游客发表
发帖时间:2025-01-26 00:03:21
Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may năm 2016 ước đạt 28,ệtmayhướngtớitrêntỷwestern united nữ5 tỷ tăng 5,2% so với năm 2015, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với dự kiến 1,5 tỷ USD, hoàn thành 92% kế hoạch xuất khẩu. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 23,6 tỷ USD tăng 3,3%; xuất khẩu xơ sợi ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 14,1%...
Lý giải về nguyên nhân tăng trưởng thấp, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, là do sự sụt giảm của cầu thế giới từ các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản và Việt Nam bị cạnh tranh từ các nền kinh tế mới nổi như Campuchia, Bangladet, Pakistan...
Năm 2017, ngành hàng này vẫn tiếp tục được dự báo sẽ còn khó khăn. Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã có một số nhận định về tình hình xuất khẩu dệt may trong năm qua và mục tiêu trong năm 2017.
Thưa ông, năm 2016 chứng kiến sự khó khăn của nhiều ngành hàng, trong đó có dệt may. Ngành dệt may đã áp dụng giải pháp gì để có được kết quả như vậy?
Năm 2016, nhu cầu nhập khẩu chung của các nước đều sụt giảm nên các nước xuất khẩu đều gặp khó khăn trong việc phát triển thị trường, ngay cả quốc gia lớn như Ấn Độ, Trung Quốc đều suy giảm. Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng 5,2% trong năm 2016- cao nhất trong 7 nước xuất khẩu dệt may thế giới.
Giải pháp mà cộng đồng doanh nghiệp áp dụng để đạt được mức tăng trưởng này là tiếp tục tập trung nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian giao hàng cũng như động hoàn thiện chuỗi cung ứng trong nước để tiếp cận thị trường khó hơn, đơn hàng nhỏ lẻ hơn.
Cùng với sự tích cực của doanh nghiệp, kinh tế vĩ mô và cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ thực hiện trong năm 2016 cũng có tác động tích cực, trước hết là về mặt tinh thần cho các nhà đặt hàng, cung cấp nhìn thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng cải thiện tốt hơn.
Đặc biệt là việc cải cách ở Bộ Tài chính, Công Thương, ngành Thuế, ngành Hải quan… giúp khoảng thời gian thực hiện dịch vụ công được rút ngắn. Với ngành thời trang, thời gian giao hàng là yếu tố cốt lõi vì thế hướng cải cách thủ tục hành chính rút ngắn thời gian dịch vụ công, giảm chi phí thực hiện các dịch vụ này sẽ là sự hỗ trợ lớn cho các doanh nghiệp những năm tới.
Năm 2017, dự báo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được Mỹ thông qua cùng với sự kiện Brexit, xin ông cho biết kế sách của ngành dệt may để đạt mục tiêu trong năm nay?
Thực tế, tình hình thị trường năm 2017 cũng giống như năm 2016, hoặc có tín hiệu sáng hơn một chút khi kinh tế Mỹ có chiều hướng tăng trưởng tốt hơn, mức độ tiêu dùng có hy vọng cải thiện. Chính vì vậy, chúng tôi đặt kế hoạch tăng trưởng năm 2017 tăng trưởng 6,5-7% đạt trên 30 tỷ USD.
Để đạt được con số này cần nỗ lực tổng hợp từ phía doanh nghiệp cũng như cơ quan Nhà nước và hạ tầng kinh tế- xã hội, trong đó tập trung vào năng suất, cải thiện chi phí lao động/đơn vị sản phẩm, rút ngắn thời gian giao hàng, củng cố mạng lưới logistics.
TPP có thể không có, nhưng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU và một số hiệp định khác cũng được đánh giá sẽ mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp dệt may. Ông đánh giá như thế nào về những hiệp định này?
Hiệp định với EU là hiệp định lớn bởi quy mô thị trường này lên tới 200 tỷ USD hàng dệt may mỗi năm. Tuy nhiên, năm 2017 là năm hiệp định với EU chưa có hiệu lực, hy vọng 2018 mới có và năm 2017 sẽ là năm chuẩn bị cho yêu cầu của hiệp định này.
Sau khi có hiệp định với EU, chúng ta sẽ có cùng mặt bằng cạnh tranh với các nước đang hưởng GSP như Campuchia, Bangladesh trong một số chủng loại. Đây là khu vực chúng tôi kỳ vọng có sự tăng trưởng từ năm 2018.
Đối với các hiệp định khác, do quy mô thị trường nhỏ hơn nên tác động chung lên ngành xuất khẩu lên tới 35 tỷ USD trong thời gian tới là không nhiều. Tuy nhiên, theo tôi đây cũng là cơ hội mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm kiếm cơ hội thị các thị trường này.
Xin cảm ơn ông!
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接