Cùng hướng đến đô thị xanh thông minh
Mới đây,ôngchođôthịxanhthôngminhsẽnhưthếnàrennes – clermont Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học & Công nghệ giai đoạn 2021–2025 đã được hai bên ký kết. Trong chương trình này, hai bên thống nhất các yêu cầu như nội dung phối hợp cụ thể, bao gồm triển khai có hiệu quả Đề án "Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025".
Đề án "Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025" đặt ra mục tiêu tổng quát gồm hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; khai thác tối ưu hiệu quả tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, các thành phố lớn khi xây dựng đô thị thông minh đều quan tâm đến yếu tố xanh. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu: “Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố xanh - văn hiến - thông minh - hiện đại; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế".
Tương tự là các địa phương khác. Ở Sóc Trăng, chuyên đề năm 2021 đang được thực hiện bao gồm “Bứt phá xây dựng thành phố Sóc Trăng phát triển bền vững đạt tiêu chí đô thị loại II, hướng tới đô thị thông minh gắn với bảo vệ môi trường đảm bảo an ninh trật tự - an toàn xã hội”.
Trong khi đó, lãnh đạo thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) khẳng định rằng thời gian tới, thành phố sẽ huy động mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển thành phố Bắc Giang theo hướng đô thị xanh - thông minh. Điều này cũng được thể hiện trong Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Giao thông xanh thông minh sẽ là xu hướng quan trọng
Theo nhiều chuyên gia ngành xây dựng, trong những năm trở lại đây, do tình trạng quá tải về quỹ đất và ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, xu hướng phát triển giao thông xanh - thông minh đang là hướng đi đúng đắn tạo ra sự bền vững.
Giao thông xanh là một xu hướng, khái niệm mới và là mục tiêu thực tiễn nhằm đạt được hệ thống giao thông đô thị đa dạng, tiện lợi, an toàn, hiệu quả, ít ô nhiễm. Giao thông xanh thích ứng với xu thế phát triển môi trường sống, định hướng bởi giao thông công cộng, kết hợp giữa phát triển môi trường sinh thái và phát triển đô thị.
Giao thông xanh "truyền thống" khuyến khích sử dụng xe đạp, đi bộ, sử dụng giao thông công cộng, các phương tiện sử dụng năng lượng nhiên liệu sạch; hạn chế sử dụng ô tô cá nhân. Đây là hệ thống vận tải tiết kiệm không gian, chi phí thấp, không ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên sử dụng đất và không gian.
Trong khi đó, giao thông thông minh có thể định nghĩa là ứng dụng của công nghệ tính toán, thông tin và liên lạc trong việc quản lý xe cộ và các mạng lưới có liên quan đến sự di chuyển của người và hàng hóa trong thời gian thực; giúp tổ chức giao thông an toàn, thuận tiện hơn và hạn chế các tai nạn, sự cố khi tham gia giao thông.
Kết hợp lại, giao thông xanh - thông minh có thể định nghĩa là việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong việc phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông, nhằm mục đích chuyển đổi từ “định hướng phương tiện” sang “định hướng cho người dân”, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Những công nghệ góp phần phát triển giao thông xanh thông minh bao gồm xe điện thông minh, xe tự lái, hay các nền tảng xe công nghệ, đi chung xe, và có thể còn nhiều công nghệ khác nữa.
Quy hoạch, phát triển theo định hướng giao thông xanh - thông minh với phương thức, phương tiện vận tải mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bất động sản. Trong tương lai không xa, quỹ đất tại các khu vực dần bị hạn chế, cùng với đó là sự phát triển của các công nghệ mới trong vận tải sẽ định hướng thị trường bất động sản mới.
Nhìn chung theo dự báo xu hướng quy hoạch, phát triển giao thông xanh thông minh sẽ là hướng đi được nhiều thành phố hướng đến. Các nhà đầu tư cần theo kịp các xu hướng phát triển trong giao thông vận tải này để triển khai những dự án đón đầu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong cả giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.
Anh Hào
Tiêu chí xanh trở thành trọng điểm nhiều dự án đô thị thông minh
Trong triển lãm của FPT, hay trong chương trình phối hợp giữa các Bộ, tiêu chí xanh và bền vững trở nên không thể thiếu đối với đô thị thông minh.