【ket qua anh 2】Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 127: Xem xét lại mức phạt

 人参与 | 时间:2025-01-10 18:57:30

nghi dinh sua doi bo sung nghi dinh 127 xem xet lai muc phat

Công chức Hải quan Bắc Hà Nội kiểm tra hàng hóa NK. (Ảnh: H.NỤ)

Theo Tổng cục Hải quan, mức phạt quy định tại dự thảo Nghị định được xây dựng theo hướng tăng lên để tương đồng với các hành vi tương tự được quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với tổ chức là 80 triệu đồng (quy định hiện hành là 60 triệu đồng). Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, mức tiền phạt được phân chia theo giá trị hàng vi phạm để phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm của cư dân biên giới; người XNC; thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; hàng hóa TNTX theo loại hình kinh doanh TNTX; hàng viện trợ nhân đạo, quà tặng, quà biếu, hàng mẫu, tài sản di chuyển.

Góp ý vào dự thảo, theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tại Điểm b, Khoản 5, Điều 6 xử phạt đối với ô tô chở người dưới 24 chỗ không tái xuất đúng quy định sẽ bị xử phạt: “Phạt tiền từ 20 đến 50 triệu đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất từ 30 ngày trở lên”. Trong khi đó, tại Điểm a, Khoản 5, sửa đổi Điều 14 quy định: “Phạt tiền từ 30 đến 60 triệu đồng đối với hành vi TNTX thuộc danh mục cấm kinh doanh TNTX thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép”. Do đó, để hoàn chỉnh dự thảo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Ban soạn thảo xem xét lại mức phạt do khoảng dao động mức phạt tiền quá lớn sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng mức xử phạt. Tương tự đề nghị xem xét lại đối với các mức xử phạt khác trong dự thảo cho phù hợp hơn.

Góp ý về mức phạt được quy định tại Khoản 5, Khoản 9, Điều 1 dự thảo Nghị định, Tổng cục Thuế đề nghị Ban soạn thảo quy định cụ thể trường hợp nào cơ quan có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo, trường hợp nào phạt tiền vì nếu quy định chung chung phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Điều 6 và Điều 10 Nghị định 127 thì có thể dẫn tới việc áp dụng mức xử phạt khác nhau đối với cùng một hành vi vi phạm ở các cơ quan Hải quan.

Đồng tình với quan điểm này, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang cho rằng, Ban soạn thảo cần quy định cụ thể đối với quy định tại Khoản 5, Điều 1 của dự thảo Nghị định.

Theo Cục Hải quan Bình Dương, tại Khoản 8, Điều 14 dự thảo Nghị định quy định: “Phạt tiền từ 30 đến 60 triệu đồng đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc diện phải có giấy phép mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật”. Cục Hải quan Bình Dương cho rằng, từ “gia công” ở đây hiểu theo loại hình gia công mà DN đăng ký tờ khai với cơ quan Hải quan là gia công sản xuất thông thường? Vì hiện tại ở Cục Hải quan Bình Dương có phát sinh vụ việc DN đăng ký tờ khai loại hình nhập kinh doanh đối với lô hàng NK có điều kiện (điều kiện ghi trong giấy phép là dùng sản xuất tại công ty) nhưng DN tự ý đem bán, tiêu thụ nội địa mà không qua công đoạn gia công, chế biến nào.

Do đó, Cục Hải quan Bình Dương kiến nghị sửa đổi quy định thành: “Phạt tiền từ 30 đến 60 triệu đồng đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công, chế biến, sản xuất thuộc diện NK có điều kiện, phải có giấy phép mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật”.

Cục Hải quan Quảng Trị đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi Khoản 5, Điều 7 thành: “Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với hành vi XK hàng hóa mà không có hàng hóa…”. Cục Hải quan Quảng Trị cho rằng, loại trừ các trường hợp được phép hủy tờ khai quy định tại Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Chi cục Hải quan Hải Dương (Cục Hải quan Hải Phòng) đồng ý với dự thảo Nghị định bổ sung nguyên tắc áp dụng mức tiền phạt khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 1 dự thảo để tạo sự thống nhất khi áp dụng mức tiền phạt. Tuy nhiên, Chi cục Hải quan Hải Dương đề nghị Ban soạn thảo chuyển hành vi quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 8 dự thảo Nghị định theo hướng: “Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, xuất xứ hàng hóa XNK trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK nhưng người nộp thuế đã tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau thời điểm cơ quan Hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan và trước thời điểm thông quan hàng hóa; trừ các hành vi quy định tại Điều 13 Nghị định này” về Khoản 1, Điều 8 dự thảo Nghị định với mức 10% vì trong trường hợp người khai hải quan tự phát hiện sai sót và khai bổ sung trong 60 ngày đối với các tờ khai luồng 1 thì không bị xử phạt. Do đó, với các trường hợp cơ quan Hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan (luồng 2) DN tự phát hiện sai sót và xin khai bổ sung mức phạt 10% là hợp lý.

Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) cũng đề nghị làm rõ cơ sở của quy định mức tiền phạt (không nối tiếp) tại Khoản 4, Điều 7 và Điểm b, Điểm d Khoản 1, Điều 9 để đảm bảo phù hợp.

顶: 86394踩: 4