Với Thông tư này,ăngmộtsốkhoảnthuphícôngchứtỉ số leed Liên Bộ bổ sung thêm các quy định về "phí chứng thực" vào nội dung của nhóm phí công chứng.
Đồng thời quy định thêm: Đối tượng nộp phí chứng thực là cá nhân, tổ chức yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
Về mức thu, Thông tư quy định cụ thể: Phí chứng thực bản sao từ bản chính là 2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.
Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là 10.000 đồng/trường hợp (trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).
Bên cạnh đó, Thông tư cũng bổ sung thêm phí công chứng bản dịch là 50.000 đồng/trang đối với bản dịch thứ nhất. Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ hai trở lên thu 5.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 3.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.
Đối với các khoản phí công chứng khác, Liên Bộ điều chỉnh tăng 3 khoản thu là công chứng hợp đồng ủy quyền từ 40.000 đồng lên 50.000 đồng/trường hợp; công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch từ 20.000 đồng lên 25.000 đồng/trường hợp; công chứng di chúc từ 40.000 đồng lên 50.000 đồng/trường hợp.
Các khoản phí công chứng, phí chứng thực do Phòng công chứng thu được là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước. Đơn vị thu phí được trích 50% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc quản lý và thu phí theo chế độ quy định. Số còn lại phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Các khoản thu do Văn phòng công chứng thu không thuộc ngân sách Nhà nước. Do đó, đơn vị thu phí có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí thu được sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hàng năm, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.