Người dân cần lưu ý gì khi tham gia phiên đấu giá biển số ôtô?Đấugiátàisảncânnhắctiềncọtiso bong da Nghiên cứu chương riêng về đấu giá trực tuyến để minh bạch, phòng chống tiêu cực Bất thường đấu giá |
Phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong đấu giá tài sản
Các đại biểu Quốc hội bày tỏ nhất trí cao với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) nhấn mạnh, việc ban hành Luật này nhằm xã hội hóa, chuyển đổi số, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, khắc phục những hạn chế, bất cấp về thể chế, thúc đẩy công khai, minh bạch, khách quan của hoạt động đấu giá, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) bày tỏ tin tưởng Luật sửa đổi sẽ tháo gỡ vướng mắc tiêu cực trong đấu giá tài sản.
Cũng với quan điểm này, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho rằng, hiện nay trong hoạt động đấu giá còn những bất cập, tiêu cực như: tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông đồng, khống chế giá; còn tình trạng thông đồng giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức bán đấu giá; quy định về áp dụng hình thức đấu giá trực tuyến còn một số hạn chế, bất cập…
Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xử lý tài sản công, không để sơ hở, bất cập để các đối tượng tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đấu giá tài sản.
Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho rằng còn nhiều bất cập, tiêu cực trong hoạt động đấu giá nên cần quy định chặt chẽ, đầy đủ hơn. Ảnh: Quochoi.vn |
Đồng thời, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị tiếp tục nghiên cứu, quy định chặt chẽ về quyền và trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá tài sản, đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; quy định cụ thể về việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản, đặc biệt là đấu giá tài sản thuộc quyền sử hữu của Nhà nước; đối với tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước có mức giá khởi điểm trên 500 triệu đồng, buộc phải tiến hành đấu giá theo hình thức trực tuyến.
Còn theo đại biểu Phạm Đức Ấn (đoàn Hà Nội), tình trạng thông thầu, thông đồng, “quân xanh, quân đỏ”, cò mồi, đe dọa cưỡng ép xảy ra khá tinh vi có xu hướng ngày càng phức tạp. Do vậy, khi sửa đổi luật, cần có các quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch để phòng ngừa những hành vi này.
Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) cho rằng, các quy định của Luật Đấu giá tài sản hiện nay đang bỏ trống các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản. Quá trình tổ chức thi hành có ý kiến cho rằng, tổ chức đấu giá tài sản được làm những gì pháp luật không cấm, có quyền tự do thỏa thuận các giao dịch dân sự… Do đó, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị tại khoản 3 Điều 1 của dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Điều 9 của Luật cần bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản như: gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để dành lợi thế về cho mình hoặc cho tổ chức mình trong hành nghề đấu giá…
Về người tham gia đấu giá, đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) cho hay, tình trạng người tham gia đấu giá không đủ năng lực tài chính đang là phổ biến. Theo đại biểu, trong Luật Đấu giá tài sản hiện hành, Khoản 5 Điều 9 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá tài sản, nhưng không có quy định xác định nguồn lực tài chính của người tham gia đấu giá. Việc này dẫn đến tình trạng lợi dụng đấu giá làm rối loạn thị trường đất đai hay “đấu giá hộ” do không đủ nguồn lực tài chính, nhiều trường hợp "dựa hoàn toàn" vào ngân hàng bảo lãnh; thậm chí là có trường hợp bỏ cọc hoặc trúng đấu giá xong nhưng lại trì trệ trong triển khai dự án…
“Trong thực tiễn đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay và cũng là lỗ hổng pháp lý lớn nhất là xác định năng lực tài chính “vốn thực có” của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất”, đại biểu Trần Văn Khải nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Quochoi.vn |
Kiến nghị tăng mức tiền cọc lên 20% giá khởi điểm
Cùng với những vấn đề nêu trên, các đại biểu Quốc hội cũng đóng góp ý kiến vào nhiều quy định mang tính chuyên môn, chuyên ngành với hoạt động đấu giá.
Trong đó, về mức tiền đặt trước, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) bày tỏ đồng tình với việc tăng số tiền đặt cọc lên tối thiểu 20% giá khởi điểm như nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị… Đại biểu Nga cho rằng, để hoạt động đấu giá tài sản đạt hiệu quả tốt nhất thì việc tăng số tiền đặt cọc lên con số lớn để tránh tình trạng đối tượng cò tham gia đấu giá để trục lợi, nhất là đấu giá đất.
“Hiện nay dự thảo luật đang quy định số tiền là từ 5-10% giá trị tài sản, tuy nhiên tôi đề nghị tăng số này lên tối thiểu là 20% như nhiều đại biểu trước đề nghị. Bởi vì con số tối đa thì giao quyền cho các địa phương căn cứ vào đặc điểm tình hình để xác định nhưng không thấp hơn 20%. Như vậy những người có nhu cầu thực sự sẽ tham gia, còn các đối tượng cò sẽ bị hạn chế tham gia do số tiền đặt cọc lớn”, đại biểu Nga nêu rõ.
Về xác định giá khởi điểm để đấu giá, đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) cho rằng, cần bổ sung quy định về quyền, trách nhiệm và chế tài đối với vi phạm trong việc xác định giá khởi điểm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong mối quan hệ chặt chẽ với các quy định của pháp luật khác trong lĩnh vực quản lý giá, quản lý đất đai, quản lý tài sản công, quản lý tài sản bảo đảm, tịch thu tài sản thi hành án và trách nhiệm dân sự.
Với các tài sản có giá trị lớn, khó định giá hay tài sản dạng "phi vật thể" như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng…, đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) nhận định, việc đấu giá những loại tài sản này rất khác biệt, có nhiều bất cập nên cần nghiên cứu bổ sung quy định chặt chẽ hơn.
Sau khi lắng nghe các ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề. Bộ trưởng cho biết, hầu hết ý kiến đều nhất trí với việc sửa đổi luật nhằm giải quyết những vấn đề mới phát sinh trên thực tế như liệt kê tài sản bảo đảm, trình tự thủ tục rút gọn, chế tài với người trúng đấu giá mà bỏ, đấu giá để cho thuê tài sản… Theo Bộ trưởng, qua tổng kết thi hành 5 năm qua đấu giá khoảng 200.000 cuộc đấu giá, với trên 90% là tài sản công, trong khi thông lệ quốc tế chủ yếu là đấu giá tài sản tư. Số liệu hiện hành cho thấy đấu giá đang hoạt động bình thường. Vì thế, lần sửa đổi Luật này nhằm cập nhật các quy định của pháp luật hiện hành, bổ sung quy trình bán đấu giá đặc biệt đối với tài sản đặc thù như hạ tầng giao thông vận tải, quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, tần số vô tuyến điện… cũng như hướng đến coi đấu giá là nghề chuyên nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng nêu, Luật Đấu giá tài sản là luật hình thức, còn các quy định về giá khởi điểm hay xử lý thì tuân theo pháp luật chuyên ngành. Theo Bộ trưởng, dự thảo Luật sửa đổi đang cố gắng công khai, minh bạch các quy trình thủ tục, kéo dài thời hạn cần thiết, quy định chặt chẽ hơn về hồ sơ, quy trình xét duyệt… và các quy định về điều kiện tham gia đấu giá, tiền đặt trước theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. |