Total cho biết họ sẽ né các lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn còn hiệu lực ở Iran bằng cách sử dụng đồng Euro tiền mặt để tài trợ cho dự án năng lượng này.
Theo thỏa thuận, Total nhất trí phát triển giai đoạn thứ 11 của dự án khu mỏ khí xa bờ khổng lồ South Pars trong 20 năm tới. Công ty của Pháp sẽ nắm 50,1% cổ phần trong liên doanh cùng với Hãng dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) sở hữu 30% cổ phần và Công ty dầu nhà nước Iran nắm giữ phần còn lại trong dự án hợp tác phát triển khu mỏ.
Thỏa thuận với ông lớn dầu mỏ của Pháp đối với Iran như ‘cánh chim én báo mùa xuân về’ cho sự trở lại của các công ty phương Tây với ngành công nghiệp năng lượng khổng lồ của Iran và đánh dấu một bước tiến trong mục tiêu của nước Cộng hòa Hồi giáo này nhằm tăng dần sản lượng dầu và khí đốt trong vài năm tới.
Các hãng dầu khí châu Âu đã không vội vã quay trở lại Iran từ khi quốc gia vùng vịnh Ba Tư này đạt được lệnh gỡ bỏ trừng phạt lên ngành công nghiệp năng lượng của mình trong tháng Một, bằng cam kết cắt giảm chương trình hạt nhân quốc gia.
Lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan đến khủng bố và vũ khí vẫn còn hiệu lực ở Iran. Lệnh này cấm các ngân hàng Mỹ không được phép giao dịch trực tiếp với Iran, và tất cả các doanh nghiệp không được có thỏa thuận kinh doanh với Lực lượng quân đội bảo hộ Cách mạng hồi giáo - tổ chức có tham gia sâu sắc trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của nước này.
Thời điểm của việc ký kết gây bất ngờ các chuyên gia vì nó diễn ra vào ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, trước khi hai bên biết được người sẽ giữ vị trí quyền lực nhất Nhà trắng. Ứng cử viên đảng Cộng Hòa Donald Trump đã tuyên bố sẽ xem xét lại thỏa thuận dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran, trong khi ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trái lại ủng hộ thỏa thuận.
Một quan chức Bộ dầu khí cho biết: Thỏa thuận vẫn cần hoàn tất trong 6 tháng tới, nhưng nó cho Total và CNPC một lợi thế canh tranh với các đối thủ. Total và CNPC đều đã ký các thỏa thuận vài năm trước để phát triển dự án South Pars trước khi các lệnh trừng phạt buộc họ phải rút lui lần lượt vào năm 2009 và 2012.
“Thỏa thuận này sẽ khuyến khích các công ty khác làm ăn kinh doanh với Iran, đặc biệt là các công ty có ít hoạt động ở Mỹ”, ông Mehdi Varzi, cố vấn đầu tư vào khu vực Trung Đông nhận định.
Total đã từ lâu là một trong những hãng phương Tây hoạt động tích cực nhất ở Iran, và CEO của hãng đã nói rằng họ đang rất hào hứng quay trở lại quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 thế giới. Total duy trì hoạt động văn phòng của mình ở Iran trong suốt thời kỳ cấm vận, từ năm 2010 đến đầu năm nay và là hãng dầu khí châu Âu đầu tiên mua dầu của Iran và vận chuyển đến châu Âu sau sự kiện tháng Một.
"Thỏa thuận với Total đã được vận động triển khai bởi Tổng thống Iran - Hassan Rouhani, để phô diễn sự thành công của thỏa thuận hạt nhân trước cuộc bầu cử tháng 5/2017 ở Iran", ông Roozbeh Aliabadi, một cố vấn của hãng Global Growth Advisors, chuyên giúp các công ty đầu tư vào thị trường Iran cho biết.
Một vài công ty phương Tây khác cũng đã bắt đầu để tâm đến giao dịch với Iran. Tháng trước, BP đã mua một tàu chở dầu dầu đầu tiên từ Iran, trong khi Royal Dutch Shell đã ký kết một thỏa thuận sơ bộ cho kế hoạch phát triển một nhà máy hóa dầu ở đây.
Nhưng một dòng chảy liên tục trong sự phát triển ngành công nghiệp dầu mà Iran mong muốn kể từ khi lệnh trừng phạt hạt nhân được dỡ bỏ vào tháng Một vẫn chưa trở thành hiện thực.
Đất nước này cho biết họ cần 30 tỷ USD đầu tư nước ngoài để đạt được mục tiêu cho ngành công nghiệp "vàng đen". Trong số đó là mục tiêu gia tăng sản lượng đến 6 triệu thùng/ngày trong thập kỷ tới, mà nếu đạt được, sẽ đưa quốc gia này thành nhà sản xuất lớn thứ tư trên thế giới chỉ sau Nga, Ả Rập Xê Út và Mỹ.
Hiện nay, Iran đang sản xuất 3,7 triệu thùng/ngày và đang nỗ lực chạm mức 4 triệu thùng hoặc hơn trong năm nay.
Thỏa thuận với Total sẽ giúp Iran bổ sung sản lượng sản xuất khí gas tự nhiên. Khu mỏ South Pars hiện đang có trữ lượng 14.000 tỷ mét khối khí đốt – chiếm 8% trữ lượng của thế giới.
Theo một số ước tính, Iran có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, nhưng năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng để xuất khẩu nhiên liệu còn hạn chế. Các quan chức Iran cho biết họ muốn trở thành một nước xuất khẩu chủ lực khí tự nhiên sang châu Âu.
Ông Varzi nói rằng chính quyền của ông Rouhani đã khôn ngoan khi đưa khí đốt tự nhiên vào trọng tâm của hợp đồng đầu tiên của Iran với một hãng phương Tây. "Nó sẽ ít gây tranh cãi chính trị hơn so với dầu thô," ông nói./.
Ngọc Trang (theo Wall Street Journal)
顶: 7872踩: 7459
【bd kq giao hữu quốc tế】Iran ký thỏa thuận 2 tỷ USD với Total, CNPC
人参与 | 时间:2025-01-10 16:36:04
相关文章
- Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- Khởi tố, tạm giam đối tượng cố ý gây thương tích làm một người chết
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
- Người dân mong một con đường
- Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ gặp Nhật hoàng, phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản
- Thủ tướng chủ trì hội nghị về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo
- Éo le chuyện giao con
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh
评论专区