【bd ltd tbn】Thu hút FDI: Từ khởi đầu thuận lợi đến chiến lược lâu dài
TPHCM: Thu hút gần 8,útFDITừkhởiđầuthuậnlợiđếnchiếnlượclâudàbd ltd tbn3 tỷ USD vốn FDI | |
Thu hút FDI đã thực chất hơn | |
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách cho thu hút FDI |
Thu hút FDI trong đầu năm 2020 đạt nhiều kết quả khả quan. Ảnh: S.T |
Khởi đầu thuận lợi
Trái với xu hướng ảm đạm của cùng kỳ năm trước, dòng vốn FDI đăng ký mới đã ghi nhận sự bứt phá ngay trong tháng đầu tiên của năm 2020. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến cuối tháng 1/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt 5,33 tỷ USD, tăng gần 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 1,6 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, cả nước có 258 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 14,2% về số lượng; tổng vốn đăng ký cấ́p mới đạt 4,46 tỷ USD, tăng 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2019. Vốn đăng ký mới tăng mạnh do trong tháng 1 có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư lên tới 4 tỷ USD. Nhờ đó, quy mô vốn đăng ký bình quân của dự án mới cũng tăng mạnh, từ mức 3,6 triệu USD trong tháng 1/2019 lên 17,3 triệu USD trong tháng 1/2020.
Sự xuất hiện của dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Bạc Liêu đã mở ra tín hiệu sáng cho “cơn khát” dự án FDI có giá trị lớn trong suốt năm qua. Bởi tính chung cả năm 2019, tổng vốn đăng ký mới giảm do quy mô vốn đăng ký bình quân của dự án đã giảm từ mức 5,9 triệu USD năm 2018 xuống còn 4,3 triệu USD năm 2019. Hơn nữa, nếu không tính các dự án theo hình thức góp vốn thì dự án FDI cấp mới cao nhất chỉ là 650 triệu USD của Dự án Công ty TNHH Techtronic Tools (Hồng Kông) với mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất và trung tâm nghiên cứu phát triển sản xuất các phụ kiện, thiết bị điện cầm tay thông minh dùng trong ngành công nghiệp và dân dụng tại TP HCM.
Báo cáo Đầu tư nước ngoài năm 2019 của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) nhận xét, FDI toàn cầu đang giảm sút nhưng FDI vào các nước đang phát triển tăng 2% trong năm 2018, chiếm 54% vốn đầu tư toàn cầu (năm 2017 là 46%). Do đó, một nửa trong số 20 nền kinh tế thu hút FDI hàng đầu thế giới là đang phát triển và chuyển đổi. Vì vậy, dù còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam vẫn đang đứng trước cơ hội rất lớn để thu hút FDI trong trung và dài hạn.
Sự "càn quét" của Covid-19
Bước vào tháng 2, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang “chao đảo” vì diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (dịch Covid-19). Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, với Việt Nam, dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp tới nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, do đó khi khu vực sản xuất bị ảnh hưởng, hoạt động đầu tư sẽ ngay lập tức bị tác động làm giảm đầu tư của toàn nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước. Các nhà đầu tư mới dừng tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhất là đầu tư FDI, ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trong thời gian tới. Đối với các dự án đã đầu tư có khả năng sẽ hoãn lại việc tăng vốn đầu tư.
Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu Viện Đào tạo và Nghiên cứu thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam với 2.875 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 16,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam, ngành thu hút nhiều dự án nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm khoảng 54% tổng số dự án). Hơn nữa, tại Việt Nam hiện nay, nhiều dự án, doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ thầu hoặc chủ đầu tư sử dụng số lượng lớn chuyên gia và lao động Trung Quốc tham gia vào nhiều khâu quan trọng trong sản xuất và điều hành dự án, doanh nghiệp. Việc những lao động này đang bị hạn chế trở lại Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết do các biện pháp phòng lây lan dịch Covid-19 có tác động trực tiếp đến các dự án, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này, cũng như thu nhập và đời sống của người lao động trong dự án, doanh nghiệp liên quan.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, theo nhiều chuyên gia, dịch Covid-19 cũng có thể mang lại cơ hội để Việt Nam đón nhận thêm các dự án FDI mới. Bởi nhiều nhà đầu tư quan ngại dịch bệnh sẽ thúc đẩy xem xét dịch chuyển dòng vốn, dự án FDI từ Trung Quốc và vùng lãnh thổ liên quan (Hồng Kông, Ma Cao…), vốn dĩ đã dịch chuyển thời gian qua trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Mặc dù Việt Nam bị đánh giá là một trong những nước dễ bị tổn thương, chịu nhiều rủi ro lây lan dịch bệnh Covid-19, nhưng quốc tế đánh giá cao sự chủ động và quyết liệt của Việt Nam trong phòng, chống dịch, cũng như việc Chính phủ tiếp tục quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh nên sẽ tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư.
Tăng trưởng với chiến lược phù hợp
Từ những khó khăn trên, TS. Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách – VEPR cho rằng, chúng ta phải xác định dịch bệnh là rủi ro bất khả kháng, do đó, để giảm thiểu thiệt hại các ngành, lĩnh vực phải chấp nhận và có biện pháp cho riêng mình, sau đó mới tính đến hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Nhà nước. Một chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, cơ quan chức năng phải ổn định tâm lý thị trường, cung cấp những thông tin, chính sách hỗ trợ có lợi đề duy trì tâm lý nha đầu tư. Điều này có nghĩa là nếu các cơ quan chức năng tìm được giải pháp phù hợp cũng như kết hợp với các biện pháp để cải thiện môi trường đầu tư thì sẽ khôi phục được hoạt động đầu tư nước ngoài.
Vì vậy, trong dài hạn, các chuyên gia của BIDV dự báo, thu hút FDI năm 2020 tại Việt Nam vẫn có thể tăng khoảng 5%, nhưng thấp hơn 2,2 điểm phần trăm so với mức tăng năm 2019. Tuy nhiên, để duy trì được mức tăng này, các chuyên gia cho rằng phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều chính sách khác như về luật pháp, cơ chế ưu đãi đầu tư. Trong đó, pháp luật cần tiếp tục có những biện pháp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Bởi nhiều nhà đầu từ nước ngoài coi đây là điều kiện tiên quyết khi lựa chọn Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư, đây cũng chính là cam kết về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu tư đối với quyền lợi của nhà đầu tư.
Thực tế cho thấy, việc thu hút FDI tại Việt Nam đã có nhiều bước chuyển khá quan trọng, nhiều địa phương đã sẵn sàng từ chối những dự án giá trị lớn nhưng có tác động tiêu cực để ưu tiên những dự án công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, chỉ lựa chọn những dự án có tác động tích cực tới kinh tế - xã hội – môi trường địa phương. Đã có dự án FDI trên 4 tỷ USD vừa cấp phép khoảng một năm thì bị rút giấy phép, vì nhà đầu tư lợi dụng sự cả tin của lãnh đạo địa phương để được cấp phép hoạt động, rồi tìm cách bán lại dự án kiếm lời; khi không thể thực hiện được đành bỏ cuộc.
Đặc biệt, trong năm qua, hoạt động thu hút FDI được nhắc đến nhiều với sự tăng trưởng của hình thức góp vốn, mua cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh và mua bán, sáp nhập (M&A). Điển hình là mô hình Vingroup hợp tác với một số tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như GM của Mỹ, Siemens của Đức để sản xuất ô tô tại Nhà máy VinFast. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư sẽ vào Việt Nam thông qua phương thức đầu tư không góp vốn (NEM) trước, cho đến khi kinh doanh có lợi nhuận và đạt đồng thuận với đối tác trong nước thì chuyển sang phương thức góp vốn để tham gia quản trị. Hơn nữa, M&A cùng đang có nhiều lợi thế hơn so với đầu tư mới, vì nhà đầu tư tìm đến các doanh nghiệp có thể mang lại lợi nhuận cho họ trên cơ sở theo dõi và nghiên cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán cổ phần; thời gian thực hiện dự án nhanh hơn nhiều vì thủ tục đơn giản hơn. Vì vậy, tương lai của việc thu hút FDI tại Việt Nam còn rất rộng mở, dù thuận lợi hay khó khăn thì chúng ta vẫn phải tìm cách vượt qua, nhưng thu hút phải làm sao phù hợp và khôn ngoan cho sự phát triển bền vững.