当前位置:首页 > Thể thao

【cá cược châu âu】Tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu: Vẫn nghẽn!

tham gia chuoi gia tri cung ung toan cau van nghen

Chất lượng sản phẩm,ỗigiátrịcungứngtoàncầuVẫnnghẽcá cược châu âu dịch vụ sẽ là yếu tố nâng cao khả năng của DN. Ảnh: ST.

Năng lực doanh nghiệp yếu

tham gia chuoi gia tri cung ung toan cau van nghen
Một đôi giày Nike in dòng chữ “Made in Vietnam”, nhưng ý tưởng, thiết kế, công nghệ, thương hiệu, các bộ phận từ mũi, đế, da, dây, chỉ khâu, keo dán đến từ nhiều nước, khi đôi giày đã được đóng gói lại sẽ theo hệ thống phân phối, marketing, bán lẻ để đi khắp thế giới. Chính vì vậy, giày Nike được nhìn nhận như một trong những biểu tượng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Kim ngạch XK giày Nike của Việt Nam là nhiều tỷ USD qua các năm, giá một đôi giày Nike hơn 100 USD, thậm chí có đôi 300 USD nhưng phần đóng góp của người Việt Nam chưa đến 10 USD.
tham gia chuoi gia tri cung ung toan cau van nghen

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài (VAFIE)

Theo bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có con số chính xác về số lượng DN nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị. Nhưng theo các đánh giá sơ bộ, sự tham gia của các DN nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị rất hạn chế, chỉ 2 DN trong nước được DN FDI lựa chọn sau 3 cuộc tổ chức kết nối với dung lượng 500 doanh nghiệp tham gia. Ví dụ trên cũng phản ánh thực trạng khó khăn trong liên kết chuỗi giá trị giữa DN nhỏ và vừa với DN lớn.

Đánh giá về mối liên kết giữa các tập đoàn xuyên quốc gia với các DN Việt theo chuỗi cung ứng, bà Thủy cho rằng, DN FDI và DN trong nước dường như vẫn đi trên "hai đường thẳng song song”, chưa thực sự “bắt tay” hợp tác để tạo nên mối quan hệ “win - win”. Điều này có nguyên nhân từ chính năng lực nội tại của DN nhỏ và vừa còn yếu.

Là một người đã dành 15 năm để hỗ trợ các DN nhỏ và vừa tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu, bà Trương Chí Bình, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết, cho đến thời điểm này mới có khoảng hơn 20 DN trở thành nhà cung cấp cho Samsung. Trong ngành công nghiệp ô tô, tỷ lệ sản xuất tại Việt Nam là 9,5% và hiện chúng tôi đang cố gắng hỗ trợ cho các DN sản xuất xe máy có thể nâng cấp và sản xuất được cho ô tô chứ không chỉ dừng ở xe máy nữa.

Về những điểm yếu mà các DN nhỏ và vừa Việt Nam gặp phải khi tham gia vào quy trình chọn nhà cung cấp trong ngành công nghiệp điện tử, bà Bình cho biết, trong công nghệ và chu trình sản xuất DN Việt Nam có thể đảm bảo được về thiết bị và phương pháp kiểm tra chất lượng; hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, nhưng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa thì hầu như ít DN nào có thể đáp ứng được. Đồng thời, các DN Việt Nam cũng bị thua về tính cạnh tranh về giá, thông thường giá của các DN Việt Nam thường cao ít nhất hơn 20% so với các DN nước ngoài khác có chất lượng sản phẩm tương đương.

Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm

Thực tế cũng cho thấy với việc tăng cường liên kết theo chuỗi, các DN có thể cùng nhau đảm nhận một khâu hoặc nhiều khâu trong chuỗi, từ đó hoàn thành tốt công việc với năng lực lớn hơn, giúp khắc phục bất lợi về quy mô, phản ứng nhanh với thay đổi của thị trường, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Bên cạnh các DN FDI, rất nhiều DN lớn trong nước cũng cho biết, họ sẽ tạo thuận lợi cho các DN nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị, điển hình trong số đó là Tập đoàn TH True Milk. Theo ông Ngô Minh Hải, Phó Tổng giám đốc TH True Milk, để xây dựng chuỗi giá trị “từ trang trại đến bàn ăn”, Tập đoàn TH đã và đang có nhu cầu liên kết với các DN nhỏ và vừa ở rất nhiều khâu. Có thể kể đến việc ra mắt nhãn hiệu TH true NUT với 2 sản phẩm sữa hạt macca và sữa hạt óc chó. TH True Milk đã kết hợp với các hợp tác xã để tạo ra nguồn nguyên liệu, tổ chức hỗ trợ kĩ thuật và sau đó là thu mua hạt macca. Thời gian tới, TH sẽ đẩy mạnh bán hàng trực tuyến và giao hàng tận nhà, đây là cơ hội rất lớn cho các startup công nghệ trong tương lai. Nhưng ông Hải cũng nhấn mạnh, nếu các DN nhỏ và vừa không tuân thủ quy chuẩn sản xuất thì sẽ không thể hợp tác được với các DN lớn, vì vậy việc tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất là bệ phóng để các DN nhỏ và vừa tham gia được vào chuỗi sản xuất. Có như vậy, các DN mới có cơ hội và tự tin trong hợp tác và tham gia trong chuỗi giá trị và chuỗi liên kết quốc tế.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chứng nhận và Giám định Vinacert cho rằng, hiện nay việc các DN nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng còn thấp, do các DN nhỏ và vừa chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đặt ra. Tất cả chuỗi giá trị đều phải hướng đến người tiêu dùng, nếu mỗi DN đều tự động gia tăng giá trị cho chính bản thân mình mà không đặt mình nằm trong cả chuỗi thì việc tham gia chuỗi giá trị sẽ là vô nghĩa. Do đó, dù muốn liên kết để giảm chi phí, DN lớn vẫn phải NK sản phẩm từ nước ngoài. Vì vậy, việc cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ là sự cạnh tranh khôn ngoan nhất và các DN có thể thực hiện bằng cách xây dựng hàng loạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn công khai. Nhờ vậy các DN sẽ có cơ hội tham gia vào mối liên kết giữa các DN sản xuất kinh doanh theo mô hình chuỗi giá trị trong một số ngành nghề lựa chọn (sữa, nước giải khát, thực phẩm, điện thoại, ô tô…).

分享到: