当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kết quả bóng đá 7m nhanh nhất】Doanh nghiệp số hóa Việt Nam vẫn còn “đèn nhà ai nhà nấy rạng"

dn so

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: MĐ

Đó là nhận định của PGS,ệpsốhóaViệtNamvẫncònđènnhàainhànấyrạkết quả bóng đá 7m nhanh nhất TS Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tại Hội nghị Doanh nghiệp (DN) số 2017 – “Kỷ nguyên Số và Quốc gia khởi nghiệp” do Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp với Hiệp hội Internet Việt Nam cùng một số đơn vị liên quan tổ chức, ngày 25/10.

Lợi thế lớn về hạ tầng công nghệ thông tin

Theo PGS, TS Nguyễn Văn Nam, việc chủ động tiếp cận các công nghệ tiên tiến đồng thời nắm bắt xu hướng phát triển mới của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã được Chính phủ ủng hộ mạnh mẽ và nêu rõ trong Chỉ thị 16/CT-TTg ban hành về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0.

Thực tế, cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành một “dòng thác mới” tác động hết sức mạnh mẽ làm thay đổi sâu sắc phương thức sản xuất, quản trị xã hội, dịch vụ, thương mại…từ đó làm cho cuộc cạnh tranh giữa các DN với nhau mang đậm màu sắc công nghệ hiện đại hơn trước rất nhiều.

Cuộc cách mạng này cũng chính là cơ hội duy nhất để các nước kém phát triển có thể tiến kịp các nước phát triển. Với Việt Nam khi đang ở thời kỳ công nghiệp hóa thì đây chính là cơ hội vàng, và lực lượng chủ lực để thực hiện công việc đó chính là các DN số. Do đó, nếu không chủ động DN sẽ phải chấp nhận thua ngay trên sân nhà khi làn sóng đầu tư nước ngoài vào nhiều lĩnh vực ngày càng mạnh.

Bàn về vấn đề này, ông Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa, Chuyên gia cao cấp, Giám đốc Trung tâm Khoa học tư duy CTS (Bộ Khoa học và Công nghệ) khẳng định, Việt Nam có tiền đề thuận lợi để phát triển số hóa trong cách mạng 4.0.

Lấy dẫn chứng về các chỉ số xếp hạng của Việt Nam trên thế giới, ông Hòa cho biết hầu hết các chỉ số của Việt Nam đều nằm ở top cuối, thậm chí nhiều chỉ số còn xếp sau cả Lào và Campuchia, song Việt Nam lại đứng trong top 5 nước tăng trưởng công nghệ thông tin (CNTT) nhanh nhất thế giới và tăng trưởng smartphone chiếm đến 80% mỗi năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số và DN sử dụng Internet cao (khoảng 54% dân số vào năm 2016, đứng thứ 5 ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương), ngành CNTT đang có sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng lên đến 16%.

Doanh nghiệp số hóa phải gắn kết lại

Để tận dụng được cơ hội lớn từ cách mạng 4.0 mang lại, PGS, TS Nguyễn Ngọc Nam cho rằng lực lượng DN Việt Nam, đặc biệt các DN hoạt động trong lĩnh vực số hóa phải được tổ chức, tập hợp lại.

“Hiện nay chúng ta đang có hàng nghìn DN số nhưng vẫn còn rất rời rạc, vẫn còn tình trạng “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, đấy là tư duy của thời kỳ lạc hậu còn thời kỳ mở cửa toàn cầu hóa này không có chuyện đóng cửa như vậy nữa. Các DN số phải chủ động, gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ nhau đi đầu để đưa công nghiệp số vào nước ta, làm được như vậy mới mong đuổi kịp các nước phát triển, còn chúng ta cứ rời rạc thì vĩnh viễn theo sau”, PGS, TS Nam nhấn mạnh.

Cùng với đó, PGS, TS Nam cho rằng, hơn hết rất cần có những chính sách ủng hộ, hỗ trợ khuyến khích các DN phát triển của Chính phủ.

Còn theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, cách mạng 4.0 sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường trong nước, điều này thể hiện rất rõ giữa các DN truyền thống và các DN ứng dụng công nghệ mới. Do đó, đối với các DN kinh doanh truyền thống không có con đường nào khác là phải thay đổi tư duy.

“Tôi thật sự đã rất lúng túng về cách tiếp cận khoa học và công nghệ của Việt Nam trong 10 năm qua cho đến khi chúng tôi phát hiện ra kỷ nguyên số. Hiện nay, chúng tôi với các nhà khoa học đang bằng mọi cách để làm chủ cách mạng số làm sao các ứng dụng này phải đơn giản, dễ hiểu như chúng ta dùng facebook. Nếu làm được như vậy, chắc chắn KH&CN sẽ giúp được cho GDP và DN tăng trưởng”, ông Hòa nói.

Bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc Công ty Nghiên cứu người tiêu dùng Nielsen Việt Nam cho rằng, ngoài các yếu tố trên DN cần xem đây là cơ hội để nắm bắt được nhu cầu của thị trường. “Hạ tầng cơ sở là một trong những điểm mạnh của Việt Nam, dự báo đến năm 2020 tỷ lệ người dân tiếp cận internet chiếm khoảng 60%. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng smartphone hiện nay đang ở mức rất cao với trên 80% ở thành phố lớn, ở vùng nông thôn là hơn 60%. Tuy nhiên đây chỉ là cơ sở ban đầu còn các DN có tận dụng được lợi thế này, có đưa ra được giải pháp để khuyến khích người dân sử dụng hay không, đó mới là điều quan trọng”, bà Hà nhấn mạnh./.

Mai Đan

分享到: