【ket qua u23 chau á】Dấu ấn một nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ 2013-2018,ấuấnmộtnhiệmkỳket qua u23 chau á các cấp hội nông dân trong tỉnh đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Nông dân Hậu Giang sản xuất ra nhiều nông sản chất lượng.

Năm năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, cùng nỗ lực đề ra nhiều giải pháp, biện pháp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác hội và nhiệm vụ chính trị địa phương. Đến nay, Hội Nông dân tỉnh thực hiện hoàn thành 17/17 chỉ tiêu nghị quyết đề ra (15/17 chỉ tiêu vượt) với nhiều dấu ấn đậm nét.

Những điểm sáng trong nhiệm kỳ

Với phương châm hướng về cơ sở, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hội Nông dân tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, luôn chủ động, sáng tạo, lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm để tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và nhiệm vụ công tác hội.

Các cấp hội đã tập trung xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cơ sở, chú trọng các giải pháp thu hút nông dân tham gia vào Hội thông qua các hình thức đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt chi, tổ, hội; lồng ghép các nội dung sinh hoạt vào hoạt động các câu lạc bộ, tổ, nhóm nông dân… Nhờ đó, việc tập hợp nông dân vào Hội 5 năm qua đạt kết quả cao.

Theo đó, đầu năm 2013 đến nay, Hội Nông dân tỉnh phát triển 26.882 hội viên, nâng tổng số toàn tỉnh hiện có 111.946 hộ có hội viên, đạt 80,12% hộ nông dân, so nghị quyết vượt 0,12%. Chất lượng hội viên cũng được nâng lên đáng kể, rất tích cực tham gia sinh hoạt, hưởng ứng các phong trào thi đua do các cấp hội phát động.

Nhằm từng bước nâng cao đời sống kinh tế cho hội viên, nông dân trong tỉnh, suốt nhiệm kỳ, các cấp hội quan tâm đẩy mạnh thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” (NDSXKDG).

Các cấp hội còn triển khai sâu rộng đến hội viên, nông dân nội dung, tiêu chí thi đua, giúp hội viên hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào, từ đó hội viên, nông dân hăng hái hưởng ứng đăng ký thực hiện. Đến thời điểm này, tỉnh có 55.954/94.211 hộ đạt danh hiệu NDSXKDG các cấp, chiếm 40,05% so với hộ nông dân (nghị quyết 40%), trong đó có thu nhập từ 100 triệu đồng/ha/năm là 10.513 hộ.

“Qua kết quả phong trào NDSXKDG cho thấy, đời sống kinh tế của nông dân có sự phát triển rõ nét. Tiếp tục nâng chất hơn nữa, thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác. Trong đó, chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng cho các siêu thị và xuất khẩu. Nhằm đạt được mục tiêu đó, ngoài sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, hội nông dân sẽ tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của mình thông qua việc nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên nông dân, giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất theo chuỗi giá trị, từng bước cải thiện thu nhập”, ông Châu Minh Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cho biết.

Nhiều đột phá mới

Để ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động hội, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Tỉnh ủy, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều mô hình đột phá, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, hội viên, nông dân.

Cụ thể, Hội đã chỉ đạo các cấp hội tăng cường củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, tập trung xây dựng đội ngũ nữ cán bộ hội từ tỉnh đến cơ sở.

Hiện toàn tỉnh có 243 nữ cán bộ hội các cấp tham gia ban chấp hành hội, chiếm 24,42%, có 78 nữ tham gia ban thường vụ hội; toàn tỉnh có 4/76 chủ tịch hội nông dân cơ sở là nữ…

Ông Trần Quốc Trung, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Thực hiện mô hình đột phá do Tỉnh hội chỉ đạo, Hội Nông dân huyện tăng cường củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức hội theo hướng tinh gọn, hiệu quả, trong đó ưu tiên xây dựng đội ngũ nữ cán bộ hội. Qua củng cố đến nay, cấp cơ sở hội có 4 cán bộ nữ; có 17/80 chi hội trưởng là nữ. Nhìn chung, đội ngũ nữ cán bộ hội nông dân cơ sở đa phần trẻ, nhạy bén, có trình độ chuyên môn, năng lực công tác, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ công tác hội đề ra”.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, cho biết: “Tôi đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội Nông dân xã đến nay gần nửa năm. Dù là nữ nhưng tôi cũng chưa gặp phải trở ngại, khó khăn gì. Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời về chuyên môn của Huyện hội, các đồng chí trong Ban Chấp hành cộng với quá trình tự học tập, tìm hiểu, nắm bắt hoạt động nên đến nay tôi bắt nhịp tốt với công việc. Các chỉ tiêu thi đua, công tác hội và phong trào nông dân ở địa phương đến thời điểm này đều đạt tiến độ”.

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, Hội Nông dân tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia bằng nhiều hình thức. Trong đó đã triển khai mô hình đột phá: tổ dặm vá đường, tổ nông dân thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật… Đến nay, toàn tỉnh có 169 ấp, khu vực nông dân tham gia bảo vệ môi trường; xây dựng 167 tổ thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật; thành lập 129 tổ dặm vá đường và tổ cứu hộ, cứu nạn giao thông.

Ông Bùi Duy Khánh, thành viên Đội vá đường thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Tôi rất ủng hộ việc thành lập các đội, tổ vá đường của nông dân. Tham gia vào đội trên tinh thần tự nguyện, chúng tôi được đóng góp chút công sức của mình để góp phần khắc phục những tuyến đường hư hỏng, đảm bảo việc lưu thông của người dân thuận tiện, an toàn. Qua gần một năm hoạt động, chúng tôi đã tham gia thực hiện dặm vá được 2 công trình đường nông thôn xuống cấp”.

Theo ông Lê Minh Sớm, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nàng Mau, hiện thị trấn thành lập được 4 tổ dặm vá đường và 1 đội vá đường của thị trấn.

Thông qua hoạt động của tổ, ngoài việc giúp địa phương khắc phục sự cố hư hỏng ở các tuyến đường, từng thành viên của tổ ở thị trấn đã tạo sức lan tỏa trong hội viên, nông dân và người dân về việc nâng cao ý thức bảo vệ các công trình giao thông, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có nhiều đóng góp xây dựng đô thị Nàng Mau ngày càng phát triển.

Kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2013-2018 cho thấy, cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của mình, góp phần xây dựng các cấp hội nông dân ngày càng vững mạnh, xứng đáng với vai trò trung tâm, nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, cùng chung sức xây dựng tỉnh Hậu Giang ngày càng phát triển toàn diện.

Ông Châu Minh Tiến: Kế thừa, phát huy những kết quả đạt được trong 5 năm qua, thời gian tới, các cấp hội nông dân ở tỉnh sẽ tiếp tục xác định mục tiêu trọng tâm là phải xây dựng hội vững mạnh toàn diện. Để đạt được điều đó, trước hết phải nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên nông dân trong thực hiện nhiệm vụ công tác hội, phong trào nông dân và tham gia phát triển kinh tế - xã hội; quan tâm nâng cao đời sống nông dân thông qua các dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tham gia mô hình sản xuất kinh tế hợp tác, sản xuất theo chuỗi giá trị; quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, nông dân. Đồng thời, tập trung vận động nông dân thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy về “Tăng cường sự đổi mới lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp nông dân Hậu Giang, giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo...

 

Bài, ảnh: MỸ AN