Bạch Trà viên - điểm quay trong phim Gái già lắm chiêu V được bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý. Ảnh: Lục Bảo Nhà hát Sông Hương mới lạ sẽ được đầu tư thêm về cơ sở vật chất để thay thế Trung tâm Văn hóa Thông tin làm nơi tổ chức các lễ khai mạc và bế mạc. Những rạp xi - nê cũ kỹ của một thời đã qua cũng được thay thế. Cụm rạp Lotte Cinema,ấcmơphimtrườnhận định az alkmaar Starlight Cinema Huế, BHD Star Huế và đặc biệt là Cinestar (rạp chiếu phim Ngôi Sao) xuất hiện góp phần làm thay đổi diện mạo rạp chiếu bóng ở Huế. Không chỉ có phòng chiếu phim nằm trong các trung tâm thương mại - giải trí tổng hợp mà Huế đã có một trung tâm chiếu phim chuyên nghiệp, hiện đại (Cinestar) để phục vụ khán giả và chào đón liên hoan. Đáng nói là tâm thế, tình yêu và khát vọng mà người Huế đang dành cho bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Năm 1992, Đông Dương (Indochine) của Pháp ra mắt là bộ phim nước ngoài đầu tiên được quay trong cung điện, lăng tẩm ở Hoàng thành Huế và đoạt giải Oscar (dành cho phim nói tiếng nước ngoài). Cùng với Đông Dương, cũng đã có nhiều bộ phim nổi tiếng chọn Huế làm cảnh quay, như: Ngọn nến hoàng cung, Trăng nơi đáy giếng, Cô gái trên sông… Phải đến năm 2019, với Mắt biếc, người ta mới cảm nhận được đầy đủ về không khí điện ảnh dâng trào tại Huế. Bộ phim được phát hành, lượng khách đổ về thôn Hà Cảng (Quảng Phú, Quảng Điền) ngày càng đông. Cây cổ thụ, nơi nhân vật Ngạn đánh đàn cho Hà Lan nghe trong phim, nhận được nhiều lượt ghé thăm nhất, sau đó được đổi tên thành “Cây Mắt biếc”. Gần như cùng lúc với Mắt biếc là phim Nàng dâu xứ Huế (xoay quanh ẩm thực và cuộc sống tối giản), Hoa nở về đêm (quay phần lớn tại làng cổ Phước Tích, nhà vườn An Hiên và một vài bối cảnh lăng tẩm) và nữa, cả Gái già lắm chiêu 3 (quay tại các bối cảnh hiện đại, sang trọng bậc nhất xứ Huế). Không chỉ được nhắc đến với tư cách là một phim trường mà người ta còn nói nhiều đến sự bùng nổ du lịch ăn theo phim ảnh. Sự kiện phim Đông Dương, sau khi đoạt giải Oscar đã làm tăng bất ngờ lượng khách du lịch châu Âu, trong đó riêng lượng khách Pháp đến Huế trong 10 năm gần đây luôn nằm trong top 5 là câu chuyện được nhắc đến nhiều. Chưa bao giờ du lịch trở nên thừa thãi trong điện ảnh. Nếu biết cách tìm hiểu, khai thác được bối cảnh mà bộ phim sẽ sử dụng, không những tạo ra được cảm giác thích thú khi xem phim mà đồng thời nơi đó cũng sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn với khán giả. Trong khuôn khổ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 sẽ tổ chức triển lãm và hội thảo về chủ đề “Huế trong các bối cảnh phim”, tổ chức mặc trang phục áo dài, giới thiệu ẩm thực Huế… Cũng đã có đề xuất ý tưởng giải thưởng dành cho phim quảng bá về Huế xuất sắc nhất do lãnh đạo tỉnh trao tặng tại liên hoan phim lần này như một xúc tác, biến giấc mơ phim trường của Huế thành hiện thực. Đan Duy |