当前位置:首页 > Thể thao

【bảng xếp hạng hạng 1 anh】Bảo hộ chỉ dẫn địa lý nâng tầm cho gạo Điện Biên

Mới đây,ảohộchỉdẫnđịalýnângtầmchogạoĐiệnBiêbảng xếp hạng hạng 1 anh Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3340 /QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00043 cho sản phẩm gạo Điện Biên nổi tiếng. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Điện Biên là tên của một tỉnh miền núi - biên giới Việt Nam, nằm ở khu vực Tây Bắc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ độ vĩ Bắc, 102o10’  – 103o56’ độ kinh Đông. Địa danh “Điện Biên” ra đời từ năm 1841 do vua Thiệu Trị đặt tên, Điện có nghĩa là vững chãi, Biên có nghĩa là vùng biên giới.

Sản phẩm gạo Điện Biên bao gồm hai loại được sản xuất từ giống IR64 và giống Bắc thơm số 7. Nguồn gốc của giống lúa IR64 là giống lúa được chọn lọc từ tập đoàn nhập nội của Viện lúa Quốc tế (IRRI), được lai tạo từ tổ hợp lai giữa IR5657-33/IR2061-465, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống chính thức tại Quyết định số 402/QĐ/BNN-KHCN ngày 27/11/1986.

Thóc IR64 Điện Biên có màu vàng nhạt, độ bóng cao, vỏ mỏng. Cơm IR64 Điện Biên có mùi thơm nhẹ, vị cơm đậm, mềm và dẻo khi ăn. Các chỉ tiêu chất lượng của gạo IR64 Điện Biên bao gồm: hàm lượng protein (7,26 - 8,55%), hàm lượng amylose (15,4 - 18,2 %), hàm lượng tinh bột (79,0 - 84,2 %).

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Điện Biên

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Điện Biên tạo nên thương hiệu bền vững. Ảnh minh họa

Giống lúa Bắc thơm số 7 là giống lúa được nhập nội vào Việt Nam từ năm 1992, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống chính thức tại Quyết định số 1224-QĐ/BNN-KHCN. Thóc Bắc thơm số 7 Điện Biên màu vàng óng, tỷ lệ hạt xanh cao, hình dáng nhỏ và thon. Gạo Bắc thơm số 7 Điện Biên: hạt nhỏ đều, bóng, màu trắng trong, có ánh xanh, tỷ lệ hạt bị vỡ đầu từ 20- 30%.

Cơm Bắc thơm số 7 Điện Biên có mùi thơm đậm, đặc trưng, vị đậm và dẻo. Các chỉ tiêu chất lượng của gạo Bắc thơm số 7 Điện Biên bao gồm: hàm lượng protein (7,32 - 9,11), hàm lượng amylose (12,28 – 14,54), hàm lượng tinh bột (76,66 – 83,68).Khu vực địa lý bao gồm xã Thanh Minh, phường Nam Thanh, phường Thanh Trường, phường Him Lam, phường Noong Bua thuộc thành phố Điện Biên Phủ; xã Thanh Xương, xã Thanh An, xã Noong Hẹt, xã Sam Mứn, xã Thanh Nưa, xã Thanh Luông, xã Thanh Hưng, xã Thanh Chăn, xã Thanh Yên, xã Noong Luông thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Khu vực này hội tụ các điều kiện lý tưởng cho hai giống lúa IR64 và Bắc thơm số 7 phát triển, tạo nên những tính chất đặc thù của gạo Điện Biên. Đây là một thung lũng lớn, dạng hình lòng chảo mở rộng, xung quanh có núi cao bao bọc, nằm ở độ cao 450- 550m, có độ dốc 3-5 độ, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Đất ở khu vực địa lý là đất phù sa và đất đỏ vàng, nâu vàng, có thành phần từ trung bình đến thịt nhẹ.

Khu vực địa lý có nhiệt độ trung bình năm từ 22,4o C-23,16o C, tổng tích ôn trên 8.000o C, mùa đông ít khi có sương muối và băng giá. Biên độ nhiệt ngày và đêm trung bình cao (10,53o C), là điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy mùi thơm và độ dẻo cho gạo. Số giờ nắng trung bình 2034 giờ/năm, thời gian chiếu sáng dài, tổng lượng bức xạ trung bình/năm là 68.5/kcal/cm2/năm.

Lượng mưa của khu vực địa lý dao động trong phạm vi từ 1400-2500mm/năm, tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 70-80%, chế độ mưa không đều, tập trung vào các tháng 6- 9. Độ ẩm trung bình năm đạt 81- 84%, vào mùa mưa từ tháng 6- 9 độ ẩm tương đối trung bình cao nhất với 84- 87%, các tháng 2- 3 có độ ẩm trung bình thấp nhất với 71-80%.

Khu vực địa lý được bồi đắp phù sa từ sông Nậm Rốm và sông Nậm Núa. Phụ lưu lớn nhất của sông Nậm Núa là suối Nậm Ngám. Các phụ lưu chính của sông Nậm Rốm là Nậm Phăng, Nậm Khẩu Hú, Nậm Cọ, đây là hệ thống tiêu thoát nước chính cho toàn bộ khu vực địa lý. Ngoài các điều kiện tự nhiên đặc thù, văn hóa và tập quán sản xuất lúa của đồng bào dân tộc Tây Bắc cũng góp phần tạo nên chất lượng và danh tiếng của sản phẩm gạo Điện Biên.

Hiện nay, cánh đồng Mường Thanh có trên 95% diện tích được gieo cấy các giống lúa chất lượng cao, năng suất đạt từ 65-70 tạ/ha. Mỗi năm vùng lòng chảo Mường Thanh sản xuất hàng chục nghìn tấn gạo hàng hoá, trong đó chủ yếu là gạo chất lượng cao. Vụ chiêm xuân 2012 - 2013, huyện Điện Biên gieo cấy là 4.556,4ha; trong đó, các loại lúa thơm như: hương thơm số 1, bắc thơm số 7, tẻ thơm T10 chiếm tới 50 - 55% diện tích. Ông Nguyễn Hồng Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Điện Biên cho biết: Toàn huyện có trên 3.000ha thâm canh 2 vụ các loại lúa thơm có thể mang lại giá trị trên dưới 100 triệu đồng/ha/năm. Diện tích này tập trung tại 10 xã vùng lòng chảo với năng suất trung bình đạt trên 64 tạ/ha.

Theo khảo sát cho thấy, đa số người dân đều bán lúa ngay sau khi thu hoạch. Lúa được bán cho những thương lái thu gom, hộ xay xát và một số nhà buôn lớn. Một số hộ dân bán phần lớn thóc sau thu hoạch để trang trải cho những khoản chi tiêu trong quá trình sản xuất, sinh hoạt và những việc khác, sau đó họ lại mua gạo có chất lượng trung bình để sử dụng. Qua đó cho thấy, lúa vùng lòng chảo Điện Biên có giá trị hàng hóa lớn. Có trên 80% nông dân và người kinh doanh thóc, gạo được hỏi cho biết họ không gặp khó khăn để tiêu thụ sản phẩm gạo.

Vấn đề đặt ra là cánh đồng Mường Thanh với nhiều ưu đãi của tự nhiên ban tặng đã sản xuất ra nhiều loại gạo chất lượng cao và thực tế nhiều năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân đã có cuộc sống ổn định nhờ canh tác cây lúa, trong đó có những hộ thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng lúa chất lượng cao. Tuy nhiên, cho đến nay, hiệu quả kinh tế đó mới thể hiện ở quy mô gia đình nhỏ lẻ, và cho dù vẫn mang danh “đóng vai trò chủ đạo” nhưng sự đóng góp cụ thể của hạt gạo Điện Biên ở tầm “vĩ mô” – lợi nhuận trong ngành nông nghiệp nói riêng, nền kinh tế của tỉnh nói chung vẫn còn bị thất thoát nhiều lắm.

Để xảy ra tình trạng “có tiếng mà không có miếng” ấy cũng bởi cho đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo Điện Biên chính hiệu như các loại gạo Séng Cù (Mường Khương, Bát Xát, tỉnh Lào Cai); Tám thơm, Nếp cái hoa vàng (Nam Định)… Gạo Điện Biên cung cấp về Hà Nội bị đóng bao hoặc là “tù mù” trong các bao không nhãn mác đăng ký, hoặc là “loạn xì ngầu” với nhiều tên gọi: “Gạo tám Điện Biên đặc sản” do Công ty XNK nông lâm sản thực phẩm Đông Nam Á (Hà Nội) đóng bao; “Gạo tám Điện Biên” do Công ty cổ phần TBH (Hà Nội) đóng bao; “Gạo Điện Biên tám thơm Ngọc Khuê”; “Tám Điện Biên – Đặc sản Tây Bắc”...

Hiện vùng lòng chảo Điện Biên vẫn chưa có Hiệp hội gạo, để phối hợp trong xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, thị trường tiêu thụ… Chính vì vậy, vai trò của người sản xuất còn rất mờ nhạt. Sản phẩm gạo của vùng lòng chảo Điện Biên sau khi sản xuất ra được tiêu thụ tự do, không có tổ chức, cơ quan nào đứng ra quản lý chất lượng. Việc cung cấp gạo không có quy định phẩm cấp gạo nên đã ảnh hưởng tới đánh giá chất lượng gạo đặc sản.

Cùng với đó, tỉnh cần xúc tiến huy động các doanh nghiệp địa phương, kết hợp với nông dân, các cơ sở chế biến trong việc phát triển, khai thác chỉ dẫn địa lý. Đồng thời định hướng, tập huấn cho các hộ nông dân tham gia sản xuất gạo chất lượng cao phải đảm bảo áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, phát huy tính tự chủ, tránh trông chờ ỷ lại vào các cơ quan chức năng. Nông dân là những người nắm bắt rõ nhất về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác, và những khó khăn trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy họ là người có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo nên thương hiệu gạo “Điện Biên” bền vững.

Duy Anh

 

Giá sản phẩm lên cao nhờ chỉ dẫn địa lý?

分享到: