游客发表

【soi kèo bóng đá mu】Lặn lội thân cò tìm chữ cho con !

发帖时间:2025-01-25 14:47:49

Với một gia đình trọn vẹn,ặnlộithnctmchữsoi kèo bóng đá mu việc nuôi dạy con ăn học thành tài đã khó, thì với những người mẹ đơn thân, hành trình ấy lại càng chông gai, vất vả hơn... Ấy vậy mà những người mẹ vĩ đại này đã làm được những điều tưởng chừng không thể !

Dẫu chỉ có một mình, nhưng bà Diệu đã lo cho ba người con học đại học.

Mẹ đơn thân nuôi ba con học đại học

 “Cô Diệu rất siêng năng, chăm chỉ. Cô làm hết việc này đến việc kia, chịu thương, chịu khó, vất vả mấy cũng không quản ngại, để lo cho ba người con học hành đàng hoàng”, chị Nguyễn Thị Kim Thúy, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, cho biết, khi nói về bà Trần Thị Diệu, ở ấp Trường Bình của xã - một phụ nữ đơn thân nuôi ba người con học đại học.

Năm 36 tuổi, khi bà mang thai người con trai út được khoảng 6 tháng, chồng mất do bệnh. Lúc đó, bà rất buồn, nhưng nghĩ đến con, bà tự động viên mình phải cố gắng hơn nữa, để lo cho đàn con thơ. “Lúc chồng mất, con Thắm (con gái lớn của bà Diệu) chỉ mới 6 tuổi đầu, thằng Nghĩa (con trai thứ ba) 4 tuổi, thằng Nhân (con trai út) còn đang trong bụng. Con mình thiệt thòi, cha mất sớm, nên tôi vừa làm cha, vừa làm mẹ, để giáo dục, nuôi dạy để các con được nên người”, bà Diệu bộc bạch.

Một mình nuôi con, những tưởng bà sẽ gục ngã trước những khó khăn của cuộc sống. Thế nhưng, bà đã gượng dậy với nghị lực vươn lên, quyết nuôi con ăn học thành tài. Để lo cuộc sống của bốn mẹ con, bà Diệu cật lực lao động, dẫu công việc nặng nhọc bà cũng không nề hà. Những công việc như xịt thuốc, rải phân đều do một tay bà lo liệu. Hỏi chuyện nuôi con ăn học, bà rơm rớm nước mắt: “Nếu cha nó còn sống thì chắc các cháu không phải chịu nhiều vất vả, thiệt thòi. Tôi đã cố hết sức mình để lo cho các con ăn học, chỉ mong chúng nó có nghề nghiệp, có tương lai tươi sáng hơn”.

Thấu hiểu sự vất vả của mẹ, ba người con của bà Diệu luôn cố gắng hết mình trong việc học. Năm 2009, người con gái thứ hai của bà là Nguyễn Thị Hồng Thắm đỗ đại học. Để phụ giúp cho mẹ, những năm đó, Thắm vừa đi học vừa đi làm thêm. Đến năm 2011, người con trai thứ ba của bà là Nguyễn Hồng Nghĩa đậu vào Trường Đại học Cần Thơ. Nhà một lần nữa thêm neo người, mọi gánh vác khó khăn lại dồn thêm vào vai bà. Cũng như người chị, Nghĩa được nhập học nhờ vào những đồng tiền mà bà vất vả làm lụng ky cóp được. Vài năm sau, người con trai út tiếp tục thi đỗ đại học. Từ đó, bà càng cật lực lao động, để có tiền lo cho con ăn học. “Nuôi ba đứa con học đại học đâu phải chuyện dễ, nhưng vì con nên phải ráng”, bà Diệu trải lòng.

Những năm qua, để có tiền lo cho con ăn học, bà Diệu đã trồng xoài, trồng hạnh và xen hoa màu các loại. Mỗi thứ cho thu nhập một ít, cuộc sống bắt đầu dễ thở hơn. Hai người con đầu của bà ra trường và có việc làm, hiện người con út vẫn còn đi học.

Năm nay, bà Diệu 59 tuổi, khuôn mặt đã quá nhiều nếp nhăn, rám đen vì nắng gió. Bà Diệu kể: “Hồi trước, người ta thấy tôi khổ quá nên cho mấy ký gạo, tội nghiệp lắm cô ơi”. Nhờ siêng năng, chăm chỉ, không chỉ lo cho con học hành đến nơi đến chốn, mà bà còn thoát được cảnh nghèo. Bà Diệu cho biết: “Lo cho con học hành được như vậy, tôi thấy mừng lắm. Giờ chỉ mong thằng út năm sau ra trường có thể tìm được việc làm, để có thể tự lo cuộc sống của bản thân”.

Chị Hồng cật lực lao động, để lo cho con ăn học.

Cố nén đau nuôi con khôn lớn

 “Thân gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu. Nói vậy chứ không phải phó mặc cho số phận, chỉ nghĩ là đã bước xuống đò thì phải đi, nhưng nếu không tới bến đỗ được cũng phải tìm cách mà sống tiếp chứ”, chị Lê Thị Hồng, ở khu vực Bình Hiếu, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, bắt đầu câu chuyện. Hai mươi mấy năm trước, chị quen với anh rồi kết hôn. Cuộc sống vợ chồng êm đềm, hạnh phúc khi ngày ngày anh đi làm, còn chị ở nhà lo chuyện buôn bán, cơm nước. Rồi khi con gái chào đời, gia đình lại càng hạnh phúc khi có tiếng bi bô cười nói của trẻ thơ. Những năm đó, chị phải làm việc bất chấp thời gian để lo cho con và chuyện học của chồng (chồng chị học bổ túc suốt 3 năm liền). Sau khi chồng học xong, gia đình hạnh phúc được 4 năm, thì chồng chị đơn phương gửi đơn ly hôn. “Khi tòa án gọi lên giải quyết thủ tục ly hôn, vì quá sốc tôi đã ngất xỉu. Lúc đó mình cứ nghĩ con tôi sẽ ra sao khi cha bỏ đi với người khác, thấy bế tắc lắm, chưa suy nghĩ được gì”, chị Hồng chia sẻ.

Ly hôn, hai mẹ con chị Hồng trở về sống nhờ nhà mẹ ruột. Thời gian đó, vì quá đau lòng, chị Hồng không thể làm bất cứ việc gì. Rồi chính tình yêu thương của người mẹ dành cho con đã giúp chị đứng lên sau nhiều đêm nước mắt ướt đẫm gối. Chị Hồng chia sẻ: “Khóc cũng nhiều, đau khổ cũng nhiều, nhưng nghĩ có đau lòng thì sự việc cũng đã rồi, tôi phải cố mà vượt qua, để còn lo cho con nữa”.

Vốn ít, để lo cho cuộc sống của hai mẹ con, trước tiên chị Hồng mua hột vịt về bán. Sau khi dành dụm được chút ít, cộng thêm mượn mẹ ruột, chị Hồng quyết định bán đồ ăn sáng như bún, mì, chiều bán thêm gỏi cuốn. Vì chỉ có một mình, nên mới 3 giờ sáng, chị đã thức dậy, chuẩn bị mọi thứ để bán buôn. Thấy chị vất vả, bà con lối xóm cũng thương tình ủng hộ, nhờ đó, mỗi ngày chị cũng kiếm được trên 100.000 đồng, để lo cho con ăn học.

Tuy cuộc sống túng thiếu, nhưng chưa lúc nào chị có ý định cho con nghỉ học. Con gái của chị đang học năm thứ 3 ngành điều dưỡng Trường Đại học Tây Đô. Chị Hồng cho biết: “Có những lúc bị bệnh rất mệt, nhưng nếu tôi không bán thì tiền đâu cho con đóng học phí, rồi nhà trọ. Nghĩ đến đó, tôi cố mà làm. Với tôi, con là tất cả, chỉ cần con có nghề nghiệp ổn định, có vất vả mấy tôi cũng chịu”.

Hiện nay, ngoài công việc hàng ngày, chị Hồng còn nhận nạo dừa mướn, để kiếm thêm thu nhập. Thấu hiểu sự vất vả của mẹ, con gái chị Hồng luôn cố gắng trong học hành. Giờ đây, chị Hồng chỉ mong ước mình thật khỏe, để tiếp tục làm điểm tựa vững chắc cho con.

Chính tình yêu thương con là động lực để bà Diệu, chị Hồng và nhiều phụ nữ đơn thân khác vượt qua mọi khó khăn, để tiếp tục hành trình tìm chữ cho con, hướng đến một tương lai tươi sáng. Cùng với sự nỗ lực của chính bản thân họ, rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, xã hội, để tiếp thêm sức mạnh, để mọi người cùng vượt lên nghịch cảnh, hướng đến tương lai, nuôi dạy các con nên người.

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

    热门排行

    友情链接