Empire777Empire777

【trực tiếp psg】Đổi mới định mức giá xây dựng để chống thất thoát, lãng phí

Ông Phạm Văn Khánh – Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng,Đổimớiđịnhmứcgiáxâydựngđểchốngthấtthoátlãngphítrực tiếp psg Bộ Xây dựng nhấn mạnh như vậy, trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN.

* PV:Ông đánh giá thế nào về những bất cập trong định mức và giá đối với các doanh nghiệp xây dựng hiện nay?

* Ông Phạm Văn Khánh:Những bất cập về định mức đơn giá sẽ làm đội vốn, làm quá trình thi công, đầu tư xây dựng phức tạp hơn, từ lựa chọn nhà thầu cho đến thực hiện hợp đồng và đến thi công xây lắp... Bởi, hai mặt bằng giữa quy định của Nhà nước cho dự án công và thực tế thị trường có sự không đồng hành.

Đổi mới định mức giá xây dựng để chống thất thoát, lãng phí
Trước kia 1 tấn sắt và 1.000 tấn sắt là đều cùng 1 giá, như vậy là phi thị trường và sắp tới chúng ta sẽ khắc phục vấn đề này. Tức là mua lẻ khác, mua nhiều khác và điều kiện thương mại khác, như vậy sẽ sát với thị trường hơn. Ông Phạm Văn Khánh

Như chúng ta biết, quy định của Nhà nước về quản lý chi phí bao gồm cả định mức, đơn giá, dự toán, tổng mức đầu tư, chỉ số giá, hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán áp dụng cho các dự án công.

Nếu quy định đó không sát với thực tế, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh của thị trường, bởi vì đã nói đến thị trường là nói đến minh bạch, kịp thời, cạnh tranh. Theo đó, quy định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong hoạt động đầu tư xây dựng và trực tiếp là các doanh nghiệp xây dựng.

* PV: Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, “Đề án hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tại Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 18/12/2017 (Đề án 2038), là một cuộc cách mạng trong quản lý đầu tư xây dựng, ông đánh giá gì về nhận định trên?

* Ông Phạm Văn Khánh:Khi Đề án 2038 triển khai, việc đầu tiên là loại bỏ định mức lạc hậu. Khi xây dựng hệ thống định mức mới có rất nhiều những đổi mới, để đáp ứng yêu cầu quản lý hơn nữa.

Thứ nhất là về số lượng danh mục sẽ đầy đủ hơn rất nhiều. Thứ hai, phân loại danh mục cũng sẽ sát với thực tế hơn, để kết nối với cải cách và cuộc cách mạng số hóa sắp tới.

Bên cạnh đó, chỉ số cũng sẽ đảm bảo nguyên tắc thị trường, bởi phương pháp mới của chúng ta là đi điều tra thị trường, toàn bộ các loại công trình với điều kiện thi công, biện pháp thi công, ở tất cả các vùng miền để chúng ta có năng suất phù hợp với công việc, công nghệ và sát thực tế hơn.

Từ đó, đưa ra mức giá xác định đúng theo nghĩa của thị trường. Ví dụ, trước kia 1 tấn sắt và 1.000 tấn sắt là đều cùng 1 giá, như vậy là phi thị trường và sắp tới chúng ta sẽ khắc phục vấn đề này. Tức là mua lẻ khác, mua nhiều khác, điều kiện thương mại cũng khác, tức là nó sát với thị trường hơn.

Còn về đơn giá nhân công, cũng xác định theo công việc, phân biệt thợ chính, thợ phụ và công nhân có tay nghề cao và công nhân có tay nghề thấp. Thực tế cũng chỉ cần như vậy, không cần đến tận 7 bậc như hiện nay, quá chi tiết nhưng lại không phản ánh được thị trường và khắc phục được đơn giá nhân công.

Đồng thời trong xây dựng hiện nay chia 2 nhóm, nhưng thực tế có tới hơn 50 loại công việc với đơn giá nhân công chênh lệch rất lớn, trong khi chia 2 nhóm như cũ thì giá nhân công chênh lệch nhau rất thấp. Theo đề án sẽ phân vùng, phân loại sát với thực tế.

công trình xây dựng
Đề án hệ thống định mức, giá xây dựng được hoàn thiện sẽ góp phần nâng cao quản lý các dự án, hạn chế đội vốn, tạo được thị trường xây dựng cạnh tranh, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Hoặc ví dụ như giá ca máy cũng tồn tại bất cập, đơn giá nhân công và đơn giá vật liệu vẫn mang nặng tính bao cấp. Tức là chỉ có 1 đơn giá cho 1 ca máy, trong thực tế, nếu chúng ta thuê 1 cái máy đến làm có 1 giờ thôi thì giá phải khác rất nhiều so với giá máy chúng ta thuê 1 ngày hay 1 tuần, 1 tháng hay dài hạn.

Thực hiện đề án sẽ khắc phục tình trạng này và giá ca máy sẽ được ban hành đầy đủ để địa phương có cơ sở ban hành và quản lý. Như vậy, sẽ loại bỏ được những định mức lạc hậu cũng như những tồn tại của hệ thống định mức và giá xây dựng hiện nay.

* PV:Việc xây dựng và hoàn thiện đề án sẽ kéo dài đến hết năm 2021. Vậy đâu sẽ là những nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm của Bộ Xây dựng để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn nhưng cũng còn rất khó khăn này?

* Ông Phạm Văn Khánh:Đề án 2038 này, chúng tôi cũng như nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá là đề án rất lớn. Nhật Bản bắt đầu làm đề án như thế này bắt đầu từ năm 1960, làm mạnh mẽ từ những năm 70 và họ cho biết bây giờ với điều kiện hoàn chỉnh thì cũng phải thời gian dài hơn của chúng ta.

Tuy nhiên trong nhiệm vụ bối cảnh và yêu cầu cấp bách để đổi mới cơ chế, phù hợp với cơ chế thị trường theo Nghị quyết TW 5, cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng phải cố gắng thực hiện cho nhanh, cho gấp, như vậy khối lượng công việc là rất lớn.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 68 thay thế Nghị định 32 năm 2015 về quản lý chi phí. Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đã hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 37 về quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Cùng với đó, Bộ Xây dựng sẽ chỉ trì, ban hành soạn thảo 16 thông tư để hướng dẫn nghị định. Đây là khối lượng công việc rất lớn, số lượng thì nhiều, nội dung đòi hỏi phải đổi mới. Nội dung thực hiện từ giờ đến năm 2021; về cơ bản vẫn như cũ, chỉ cải tiến thêm một số nội dung mới, nhưng quan trọng hơn là bổ sung phương pháp để xây dựng định mức và giá mới áp dụng cho sau năm 2021. Vì vậy, khối lượng làm hệ thống định mức này rất khổng lồ.

Hiện Bộ Xây dựng đang phối hợp chặt chẽ với 8 bộ quản lý xây dựng chuyên ngành để xây dựng hệ thống định mức đặc thù của chuyên ngành, hướng dẫn phối hợp với 63 địa phương để xây dựng hệ thống định mức đô thị, một số định mức đặc thù của địa phương. Đây cũng là những nhiệm vụ rất lớn quan trọng của đề án đặt ra.

* PV:Xin cảm ơn ông!

Văn Tuấn

赞(17461)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【trực tiếp psg】Đổi mới định mức giá xây dựng để chống thất thoát, lãng phí