Ở tuổi 64 ông vẫn viết khỏe,òchuyệnvớitácgiảAilàngườigiàunhấtViệsoi kèo crystal palace viết báo, làm thơ, viết tiểu thuyết ..., ông nói "viết văn, làm thơ là cái nghiệp của mình".
Ý định viết về doanh nhân
Ông kể với tôi, ý tưởng viết về những người giàu thôi thúc ông từ ngày đất nước bắt đầu hòa bình. Ông nghĩ mình cần tôn vinh, ủng hộ người giàu chân chính, nhưng người dám nghĩ dám làm ở thời bình..
Xuất phát từ việc tâm lý ghét người giàu có từ rất lâu vẫn đang ảnh hưởng tới người hiện tại. Phần lớn, người giàu ngày xưa không được tử tế. Tuy nhiên cũng có những người giàu rất nhân văn. Sau khi chế độ phong kiến bị suy tàn, nhưng tâm lý đó vẫn ảnh hưởng đến người dân đa phần xuất phát từ tầng lớp nông dân. Vốn xuất thân từ một gia đình “có của” thời đó, ông càng hiểu về những người giàu chân chính. Ông kể, nếu không có tiền cụ cố gia đình ông có thể nuôi được những người làm cách mạng thời đó… Và, cũng có nhiều gia đình giống gia đình ông, dùng tiền, vàng, sự giàu có của mình để đóng góp cách mạng thời đó.
Nhà thơ, nhà văn Dương Kỳ Anh |
Khi đất nước còn chiến tranh, con người lúc đó đều phải bỏ hết cái Tôi của mình để hòa mình và cái Ta của đất nước. Mục đích duy nhất của người người lúc đó là phải đánh cho ngoại xâm xéo khỏi đất nước, phải chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cái tôi bản thể cho đất nước thống nhất. Nhưng khi hòa bình rồi, đất nước cần những con người có cái tôi, cái tôi chân chính cần được khẳng định, không phải cái tôi ích kỷ, hẹp hòi. Ông cho rằng ủng hộ người giàu, cũng là cách thúc đẩy xã hội phát triển.
Người giàu, đa phần là những người có tài, có cái tôi. Họ cần được tôn vinh. Ông cho rằng, đất nước muốn mạnh thì dân phải giàu, nên cần có những người giàu trước để “kéo” những người đi sau giàu lên.
Với quan điểm nhân văn, ông muốn tôn vinh cái Tôi – bản thể của những cá nhân có tài, tôn vinh cái đẹp… là kim chỉ nam giúp ông “dám” tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam đầu tiên vào năm 1988 . Đây là cuộc thi uy tín nhất về người đẹp ở Việt Nam từ đó đến giờ.
Dương Kỳ Anhtên thật Dương Xuân Nam, sinh 1948 tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam, cựu tổng biên tập báo Tiền Phong, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức kiêm chủ tịch hội đồng giám khảo các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam từ năm 1988 đến 2008. Ông còn là nhà thơ, nhà văn chuyên viết về các thể loại: Thơ, truyện ngắn, ký. Ông là người có tên trong từ điển 'Danh nhân Văn hóa Thế giới' (Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) Dương Kỳ Anh được biết đến là người tiên phong khởi xướng, người đầu tiên đưa cuộc thi sắc đẹp danh tiếng dành cho phụ nữ đến với Việt Nam, do đó người ta thường gọi ông bằng cái tên - "cha đẻ của các cuộc thi hoa hậu Việt". |
Thành công của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, tôn vinh được vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam, khiến ông tiếp sớm bắt tay vào thực hiện ý tưởng viết về người giàu ở Việt Nam. Nhưng phải đến năm 2004, tập 1 cuốn sách “Ai người giàu nhất Việt Nam?” được ra mắt. Cuốn sách đã thu hút sự chú ý của công luận, các bài viết trong cuốn sách được báo giấy, báo mạng, các trang điện tử đăng tải hàng chục kỳ… nhiều người không mua được cuốn sách đã phải lưu những trang báo này làm tư liệu riêng cho mình. Lối viết tự sự, kể chuyện của một nhà thơ, nhà văn, nhà báo… giúp bạn đọc có cái nhìn thấy những doanh nhân rất gần gũi, hiện hữu xung quanh... về cuộc sống thường ngày, gia đình, vợ con, suy nghĩ của họ cũng như bao người bình thường khác.
Ông cho biết, để có được nhưng “thông tin mật” đó, ông cảm ơn giai đoạn 10 năm làm phóng viên, phó trưởng ban rồi trưởng ban kinh tế của báo Tiền Phong. Nó đã giúp ông có sự hiểu biết nhất định về kinh tế, về doanh nhân…, giúp ông có cơ hội đi nhiều, quen biết nhiều với giới doanh nhân từ hồi đó. Rồi những cuộc thi mang tầm cỡ quốc gia như Hoa hậu Việt Nam; siêu cúp bóng đá Quốc gia; Giải chạy Việt dã báo Tiền Phong… đã giúp ông có cơ hội gần gũi các doanh nhân và trở thành bạn bè với họ.
Trăn trở của ông
Là người luôn theo sát doanh nhân, ông mừng vì nhiều doanh nhân ngày càng giàu có, tiền càng nhiều lên. Nhiều doanh nhân đã có những “sản phẩm” mang lại danh tiếng ở khu vực như đảo Tuần châu ; Vinpearl Land, Bà nà Hills, hay như khách sạn Carter ở Mỹ của Trần Đình Trường…
Nhưng trong ông vẫn luôn đau đáu một điều, đó là đa phần doanh nhân “giàu xổi”. Ông lo lắng cho sự bền vững của sự giàu có của họ.
Ông theo dõi mỗi lần dõi tạp chí Forbes công bố danh sách những tỷ phú trên thế giới, những người giàu đều xuất phát từ những lĩnh vực có chất xám nhiều như có một sản phẩm công nghệ xuất sắc như Bill Gates, Steve Jobs, ông chủ của IBM, Oracle, châu Á thì có Samsung, Baidu… tiếp theo là y tế môi trường, khai khoáng tài nguyên, rồi đến bán lẻ, dịch vụ, …
Còn doanh nhân ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của 30 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán có trên 26 % từ đất đai. Như vậy, gần 1/3 người giàu ở Việt Nam hoàn toàn từ bất động sản. Đó là chưa tính những người có một phần, hay một nửa từ đất đai. Nếu tính chuẩn, tính hết, có thể nói già nửa người giàu ở nước ta là từ đất, từ “Ông thần thổ địa” một thời bị lãng quên. Năm 2010, trong một bài viết của mình ông đã cảnh báo rằng “phất lên nhanh quá từ bất động sản, thì sẽ có một ngày thảm bại cũng vì bất động sản”…
Chính vì điều này, trong cuốn tập 2 “Ai là người giàu nhất Việt Nam?”sắp được xuất bản, ông đã mong muốn những doanh nhân thế hệ tiếp theo cần phải đầu tư vào những lĩnh vực bền vững hơn.
Ông mong muốn đất nước sẽ có những sản phẩm mang tính toàn cầu như Microsoft Windows, Apple của Mỹ, như thương hiệu Samsung, Huyndai của Hàn Quốc, Toyota, Honda, của Nhật Bản… lúc đó đất nước ta sẽ có những doanh nhân bền vững.
Vũ Nguyên