【keo bóng đá nhà cái】Hải quan Đồng Nai giải đáp nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp Hàn Quốc
Cụ thể,ảiquanĐồngNaigiảiđápnhiềuvướngmắcchodoanhnghiệpHànQuốkeo bóng đá nhà cái Công ty LG Vina phản ánh tình trạng các tờ khai nhập khẩu mỹ phẩm của công ty thường bị chuyển luồng từ luồng Vàng sang luồng Đỏ, ảnh hưởng tới thời gian thông quan và phát sinh chi phí bốc xếp.
Về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai Nguyễn Phúc Thọ cho biết, việc chuyển luồng được thực hiện căn cứ theo quy định của ngành Hải quan. Việc chuyển luồng nhằm xác định chính xác mã số thuế của hàng hóa hoặc theo các tiêu chí về quản lý rủi ro của ngành Hải quan. Qua rà soát, trong tháng 6-2016, Công ty LG Vina có 8/28 tờ khai bị chuyển luồng, trong số này có 1 tờ khai công ty khai sai mã số thuế.
Công ty LG Vina cũng cho biết, khi nộp thuế nhập khẩu và thuế VAT, tờ khai chỉ được thông quan khi tiền đã vào tài khoản của cơ quan Hải quan. Thời gian này thường mất tới 2 ngày, gây phát sinh chi phí lưu kho cho doanh nghiệp.
Giải đáp vấn đề này, ông Nguyễn Phúc Thọ cho biết, hiện ngành Hải quan đã triển khai phối hợp thu ngân sách với 26 ngân hàng thương mại. Nếu doanh nghiệp chuyển tiền trong hệ thống 26 ngân hàng này, ngay lập tức tiền được chuyển về tài khoản của cơ quan Hải quan. Qua kiểm tra, Công ty LG Vina đang sử dụng tài khoản của Ngân hàng Shinhan. Do ngân hàng này không nằm trong danh sách các ngân hàng đã ký kết phối hợp thu ngân sách với ngành Hải quan nên mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian, doanh nghiệp có thể xuất trình phiếu chuyển tiền cho cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục thông quan.
Một doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cũng đặt câu hỏi về việc thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường có được ân hạn 275 ngày hay không, ông Thọ cho biết: loại hình nhập sản xuất xuất khẩu được ân hạn 275 ngày đối với thuế nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường; Riêng thuế VAT không có trong loại hình sản xuất xuất khẩu.
Một doanh nghiệp khác cũng cho biết, công ty nhập hàng theo loại hình kinh doanh, nhưng sau đó lại xuất khẩu trở lại thì có được hoàn thuế hay không. Theo ông Thọ, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế với điều kiện doanh nghiệp phải xuất khẩu mặt hàng đó trong vòng 2 năm kể từ ngày nhập khẩu. Thủ tục hoàn thuế được thực hiện theo Thông tư 38 của Bộ Tài chính.
Tại hội nghị, doanh nghiệp cũng nếu vướng mắc về việc nhập khẩu phế liệu nhôm. Theo thông tư 01/2013/TT-BTNMT, các phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng quy chuẩn Việt Nam nhưng riêng với mặt hàng nhôm phế liệu không quy định theo quy chuẩn Việt Nam nào. Do đó doanh nghiệp không biết phải căn cứ vào đâu để xác đinh được nhôm phế liệu đạt chuẩn và cơ quan nào có thể giám định được quy chuẩn này.
Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, mặt hàng nhôm phế liệu hiện chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Công ty có thể nghiên cứu mô tả đối với mặt hàng nhôm phế liệu tại phụ lục kèm theo công văn 2570/BTNMT-TCMT và doanh nghiệp vẫn phải thực hiện giám định để xác đinh phế liệu nhôm có đạt tiêu chuẩn nhập khẩu không.
Về cơ quan giám định đối với mặt hàng nhôm phế liệu, tính đến nay, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt chỉ định 8 cơ quan đơn vị có đủ điều kiện để giám định phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm: Công ty CP Tập đoàn Vinacontrol, Công ty SGS Việt Nam, Công ty CP Giám định và khử trùng FCC, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng 3 (Quatest 3), Công ty TNHH Giám định Vinacontrol TP.HCM, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng 1 (Quatest 1), Công ty TNHH Inspectorate Việt Nam, Công ty CP Giám định Đại Việt (Davicontrol).
Các doanh nghiệp có thể tham khảo tại trang web của Tổng cục môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường tại địa chỉ www.wea.gov.vn.
Một doanh nghiệp khác nhập khẩu mặt hàng dầu bôi trơn dùng cho nhà máy cán thép, sau khi làm thủ tục kiểm hóa hàng thực tế, cơ quan Hải quan yêu cầu phân tích, phân loại cho mặt hàng này. Tuy nhiên, theo doanh nghiệp, thời gian từ lúc đem mẫu tới trung tâm phân tích đến nay là hơn 3 tháng nhưng vẫn chưa có kết quả giám định. Hiện doanh nghiệp cần thông quan tờ khai này để thanh toán cho đối tác nước ngoài (vì thời hạn thanh toán trong vòng 3 tháng kể từ ngày vận đơn, hàng từ Hàn Quốc về chỉ mất 7 ngày).
Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, doanh nghiệp cần phân biệt việc lấy mẫu để phân tích, phân loại xác định mã số thuế hay lấy mẫu để kiểm tra chất lượng nhà nước xác định chính sách mặt hàng (có đủ điều kiện được nhập khẩu hay không). Cụ thể, đối với hàng hóa lấy mẫu để phân tích, phân loại xác định mã số thuế thuộc diện giải phóng hàng, nghĩa là sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu, tờ khai sẽ được giải phóng hàng, doanh nghiệp được đưa hàng hóa vào sử dụng và làm thủ tục chuyển tiền trả cho nước ngoài, không cần phải chờ đợi kết quả phân tích phân loại.
Đối với hàng hóa lấy mẫu để kiểm tra chất lượng nhà nước xác định chính sách mặt hàng thuộc diện đưa hàng về bảo quản, nghĩa là sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu, doanh nghiệp sẽ được đưa hàng về bảo quản, doanh nghiệp không được đưa hàng hóa vào sử dụng khi chưa có kết quả kiểm tra chất lượng.
Trường hợp của công ty, mặt hàng dầu bôi trơn là trường hợp lấy mẫu để phân tích, phân loại thuộc diện giải phóng hàng, do đó công ty thực hiện như hướng dẫn trên để thanh toán cho đối tác nước ngoài mà không cần phải chờ kết quả phân tích để thông quan lô hàng.
Một số doanh nghiệp cũng phản ánh những khó khăn trong thực hiện quy định về dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiếu theo Quyết định 51/2011/QĐ-TTg. Theo đó, việc vận chuyển mô tơ, máy móc ra Hà Nội để kiểm tra gây tốn kém thời gian, chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Theo đó, Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, đơn vị đã có công văn gửi Bộ Công Thương nêu các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp và kiến nghị xem xét giải quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, ngày 17-6, Tổng Cục Hải quan đã có công văn hướng dẫn việc sử dụng Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu cho các lô hàng cùng tên hàng, số model/seri, cùng nhà sản xuất, cùng xuất xứ.
Theo đó, nếu doanh nghiệp đã có Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu hoặc Quyết định chứng nhận nhãn năng lượng phù hợp, sau đó các lô hàng nhập khẩu tiếp theo có cùng tên hàng, số model/seri, cùng nhà sản xuất, cùng xuất xứ thì không phải tiếp tục kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu mà được áp dụng quy định trên để thông quan hàng hóa.
(责任编辑:Thể thao)
- Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- Bộ Y tế thu hồi công văn công bố 26 sản phẩm cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid
- Vụ công văn 5944 về thuốc hỗ trợ điều trị Covid
- Quy định mới dừng phun khử khuẩn vào người
- Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- TP Thủ Đức bắt đầu thí điểm để người dân tự lấy mẫu xét nghiệm Covid
- TP.HCM: CPI chỉ tăng nhẹ trong tháng 2
- CDC Hà Nội bác thông tin một F0 từng dẫn đoàn 2.000 người đi tiêm vắc xin Covid
- Biển số ô tô 65A
- TP.HCM triển khai cho F0 không triệu chứng cách ly tại nhà
- Những chính sách "nóng" ảnh hưởng tới thị trường bất động sản năm 2018
- ‘Tổ chức tiêm chủng không được để phát sinh cơ chế xin cho, nghiêm cấm tiêu cực’
- Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- Vĩnh Phúc ghi nhận 18 ca mắc Covid
- Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- Ban hành Nghị định quy định hoạt động thương mại biên giới
- Nhôm, thép Việt sắp khó "lọt cửa" vào Hoa Kỳ?
- Hà Nội phát hiện 3 ca dương tính Covid
- Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- 10/11 nhóm hàng tăng giá đẩy CPI tháng 1 tăng 0,51%