Dù tình hình nắng hạn năm nay đã được các ngành chức năng dự báo từ trước, nhưng do thời tiết nắng nóng quá gay gắt và diễn ra trong thời gian quá dài đã gây ra nhiều hệ luỵ đối với sản xuất của bà con nông dân.
Dù tình hình nắng hạn năm nay đã được các ngành chức năng dự báo từ trước, nhưng do thời tiết nắng nóng quá gay gắt và diễn ra trong thời gian quá dài đã gây ra nhiều hệ luỵ đối với sản xuất của bà con nông dân.
Rừng vẫn còn ở mức báo động cháy
Mấy ngày nay những cơn mưa đầu mùa đã bắt đầu xuất hiện làm giảm đi phần nào áp lực cháy rừng, song nhiều diện tích rừng vẫn còn ở mức báo động. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, đợt nắng nóng kéo dài vừa qua đã làm cho hơn 38.000 ha rừng tràm và rừng cụm đảo bị khô hạn, trong đó có hơn 30.000 ha dự báo cháy cấp cực kỳ nguy hiểm. Mặc dù mưa đã xuất hiện ở nhiều nơi nhưng do lượng mưa phân bổ không đồng đều nên dự báo nguy cơ cháy rừng vẫn còn ở mức cao.
Việc cải tạo, tăng diện tích đầm nuôi tôm công nghiệp tràn lan không theo quy hoạch đang diễn ra ở nhiều nơi kéo theo nhiều hệ luỵ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Khu vực rừng tràm trên địa bàn huyện U Minh những tháng vừa qua luôn được sự quan tâm giám sát chặt chẽ của các ngành chức năng, đơn vị quản lý rừng, bởi đây chính là điểm nóng báo cháy cấp cực kỳ nguy hiểm. Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho biết: “Mưa đầu mùa đã bắt đầu xuất hiện, nhưng rải rác, không liên tục nên nguy cơ cháy vẫn còn bởi lớp thực bì dầy, nước dễ bốc hơi khi nắng nóng bất ngờ trở lại. Hiện tại chúng tôi vẫn huy động và duy trì lực lượng giữ rừng cũng như chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra”.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau Lê Văn Hải cho biết: “Chủ rừng và lực lượng kiểm lâm phải tập trung cao độ, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong công tác phòng cháy. Ðặc biệt là phải quản lý tốt cũng như phải tuyên truyền thường xuyên để nâng cao ý thức của người dân, hạn chế tình trạng vào rừng ăn ong”.
Thiếu nước sạch, tôm - màu thất thu
Tình hình thiếu nước sinh hoạt mỗi mùa hạn đã diễn ra nhiều năm nay. Theo số liệu báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, mùa khô này, toàn tỉnh có trên 2.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, năm nay mức độ càng nghiêm trọng hơn vì thiếu nước, khi người dân phải bỏ tiền ra để mua nước về sử dụng. Thực trạng này diễn ra ở nhiều xã của các huyện: Thới Bình, U Minh, Ðầm Dơi... Mỗi khối nước sạch với giá vài chục ngàn đồng không phải là số tiền nhỏ đối với người dân khi kinh tế còn nhiều khó khăn. Nghiêm trọng hơn, nắng hạn kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây thiệt hại lớn trong sản xuất của bà con.
Báo cáo của Sở NN&PTNT cho biết, đến nay đã có hàng ngàn héc-ta tôm nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh, quy ra tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Nhiều diện tích hoa màu bị mất trắng do thiếu nước tưới tiêu. Cụ thể, trong tháng 4 có 53 ha tôm công nghiệp bị nhiễm bệnh, luỹ kế 233 ha từ đầu năm đến nay; tôm quảng canh, quảng canh cải tiến có 432 ha bị bệnh, tăng 240 ha so với tháng trước và luỹ kế có 1.450 ha bị bệnh, chủ yếu xảy ra ở các huyện Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, với mức thiệt hại 11% năng suất tôm nuôi.
Trước tình hình nắng nóng kéo dài, ngành chức năng cũng đã có nhiều khuyến cáo đến người dân về lịch thời vụ, tuy nhiên, việc nuôi tôm trái vụ vẫn diễn ra nhiều và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh diễn ra ở nhiều địa phương. Việc người dân tự ý nuôi, trồng không theo lịch thời vụ không chỉ xảy ra ở vùng nuôi tôm mà người dân vùng ngọt trồng hoa màu, nuôi cá cũng bị ảnh hưởng lớn. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có hơn 700 ao nuôi cá chình, cá bống tượng bị chết, khoảng 1.000 ha hoa màu, cây ăn trái bị thiệt hại.
Kỹ sư Nguyễn Văn Thước, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, cho rằng, từ cuối năm 2014 đến nay, nắng hạn phức tạp kéo dài ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sản xuất của người dân, các vùng nuôi tôm thiếu nước trầm trọng. Có thể trong 2 tháng 6-7 sẽ còn đợt nắng nóng nữa nên người dân cũng cần đặc biệt chú ý để tránh thiệt hại trong sản xuất. Hiện nay mưa không nhiều, rải rác, khi nắng lại thì gay gắt nên việc trồng lúa và hoa màu vùng ngọt rất có thể bùng phát sâu bệnh, nhất là những khu vực người dân sạ khô. Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cũng có nguy cơ xảy ra. Riêng về nuôi tôm cũng gặp khó khăn bởi nắng hạn kéo dài gây thiếu nước nên khi mưa xuống sẽ giảm độ pH. Ðộ pH biến động, tôm giảm sức đề kháng; từ đó làm tăng nguy cơ bùng phát mầm bệnh gây thiệt hại cho tôm nuôi.
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết: “Tình hình thời tiết bất lợi cộng với việc người dân không tuân thủ đúng lịch thời vụ là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thiệt hại trong sản xuất thời gian qua. Ðể khắc phục tình trạng này, những năm tiếp theo, tỉnh có chủ trương đẩy nhanh việc nạo vét các tuyến kinh để trữ nước ngọt, thường xuyên kiểm tra hệ thống cống đập ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân”./.
Bài và ảnh: Ðặng Duẩn
顶: 87167踩: 829
【nhận định liverpool vs bournemouth】Thiệt hại sản xuất do nắng hạn: Bài học cho mùa sau
人参与 | 时间:2025-01-10 20:13:06
相关文章
- Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- Thành phố Vị Thanh: Đẩy mạnh vận động Quỹ “Vì người nghèo”
- Trao 239 suất học bổng “Tấm lòng vàng”
- Tạo ra nước sạch dùng trong sinh hoạt gia đình
- Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- Huyện Phụng Hiệp: Bàn giao nhà tình thương cho trẻ em mồ côi
- Huyện Châu Thành A: Thành lập 62 tổ thu gom rác
- Trên 720 triệu đồng hỗ trợ người dân có nhà sập, tốc mái
- Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- Thị xã Long Mỹ: Bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
评论专区