Empire777

(CMO) Cứ mỗi độ xuân về, người dân vùng quê lại rộn ràng chuẩn bị các loại bánh mứt truyền thống. Nă 2 of cups ngược

【2 of cups ngược】Thơm lừng hương bánh ngày tết

Báo Cà Mau(CMO) Cứ mỗi độ xuân về, người dân vùng quê lại rộn ràng chuẩn bị các loại bánh mứt truyền thống. Năm nay, dù ảnh hưởng tình hình dịch bệnh nhưng hương vị truyền thống ấy vẫn được “sưởi ấm” bằng những lò bánh mứt nóng hổi, mang lại không khí rộn ràng, ấm áp trong mùa xuân mới.

Tất bật với những loại bánh chuẩn bị ra lò phục vụ người dân dịp tết Nguyên đán, chị Huỳnh Tuyết Phương, ấp Chà Là, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi vẫn nở nụ cười rất tươi với khách đến mua. Chị Phương chia sẻ: “Đây là lúc cao điểm nhất mỗi năm. Người dân thường mua nhiều nhất từ 20/12 âm lịch đến tết. Vừa làm vừa bán không xuể, mừng là dân mình mấy năm nay đã quay lại với bánh truyền thống”.

Khéo tay cùng với đam mê, chị Huỳnh Tuyết Phương, ấp Chà Là, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi thu hút khách với món bánh bột đậu thơm lừng 

Đã 4 năm gắn bó với nghề làm bánh truyền thống, chị Huỳnh Tuyết Phương đã cho ra lò nhiều loại bánh, nhưng đặc sắc nhất vẫn là bánh bột đậu. Chị Phương cho biết, bánh bột đậu là loại bánh được ưu chuộng và bán chạy nhất thời điểm cận tết. Mỗi ngày có khi chị cho ra lò đến cả chục ký, 10 ngày cận tết lên đến cả 100 kg loại bánh này, tăng gấp 3,4 lần ngày thường.

Khéo tay cùng với đam mê, những ngày này chị Phương còn làm đa dạng các loại thực phẩm theo nhu cầu của khách để phục vụ ngày tết như: rau câu giòn, chả giò,... Chị Phương bộc bạch: “Bánh ở đây chủ yếu lấy chất lượng là chính, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không chất bảo quản, lại hợp túi tiền nên lượng khách hàng cứ tăng lên mỗi năm, khách địa phương lẫn trong tỉnh đều biết đến”.

Khay bánh đưa vào lò nướng

Loại bánh mứt không thể thiếu nữa trong ngày tết chính là bánh bông lan. Đây là loại bánh truyền thống vẫn được người dân ưu chuộng nhất để đãi khách hay làm quà biếu. Tiếp nối mấy đời làm bánh, chị Huỳnh Thị  Muội, ấp Chà Là, xã Trần Phán đã lưu giữ nghề làm bánh của gia đình truyền lại, không để mai một và cũng trở thành nguồn thu nhập chính của mình.

Vừa nhanh tay lấy những cái bánh còn nóng hổi trong lò, Chị Muội cho biết: “Làm bánh này cực lắm nhưng vui. Nhất là mấy ngày cận tết này chị em phụ nữ trong tổ, hội xúm xít với nhau làm, rủ thêm mấy bà chị trong xóm tập trung lại làm, tết vui mà thu nhập cũng khá”.

Thành phẩm bánh bột đậu 

Bình thường, mỗingày một mình chị Muội nướng 4-6 kg bánh bông lan, lời 300-400 ngàn đồng. Nhưng thời điểm này, số lò nướng cũng được huy động thêm, mỗi ngày chị có thể xuất bán 2.000-3.000 ngàn cái bánh. Ngoài ra, chị còn làm thêm bánh lá thu, bánh bột đậu, bánh nhúng. “Bánh của mình ngon, chất lượng nên người ta mua nhiều, loại nào cũng bán được nhiều, nướng không đủ bán, nướng bao nhiêu hết bấy nhiêu”-chị Muội cười khoe.

Xu hướng thị yếu của ngày tết hiện nay dường như đổi chiều, người dân lại bắt đầu quay lại với bánh truyền thống, bánh quê để đảm bảo an toàn hơn. Chủ tịch Hội phụ nữ xã Trần Phán Nguyễn Thúy Khoa phấn khởi: “Mô hình làm bánh của chị em phụ nữ trên địa bàn từng bước đem lại kinh tế cao và được nhân rộng. Không chỉ đem lại thu nhập, cải thiện đời sống cho chị em phụ nữ mà còn góp phần “giữ lửa” nghề truyền thống. Điều đáng mừng hiện nay, nghề bánh truyền thống này từng bước đang được khôi phục lại. Hiện nay các dịp lễ, tết người dân đều ưu tiên chọn các loại bánh truyền thống như: bông lan, bánh bò, bánh bột đậu, bánh tét, hạn chế mua bánh ở chợ”.

Thời điểm cận tết, các loại bánh được tiêu thụ nhanh

Giữa cái se se lạnh những ngày giáp tết cùng với những bếp than đỏ hồng,  mùi vị bánh nóng hổi, thơm lừng bay xa như “sưởi ấm” lòng người, nhất là những người con xa xứ trở về với quê hương những dịp xuân về. Và đây cũng lại là hương vị gắn kết tình làng, nghĩa xóm thêm vui tươi, ấm áp những ngày tết đến./.

       Hồng Nhung

 

 

 

 

 

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap