Bất cập trong kiểm tra chuyên ngành: 2 bộ cùng “ôm” mặt hàng đông trùng hạ thảo Doanh nghiệp "ngóng" Danh mục miễn kiểm tra chuyên ngành Kiến nghị gỡ vướng về kiểm tra chuyên ngành mặt hàng thủy sản và hàng làm mẫu Cần đầu mối về kiểm tra chuyên ngành để giảm thời gian thông quan hàng hóa |
TheộNôngnghiệpcắtgiảmhơndònghàngphảikiểmtrachuyênngàty sô trực tuyếno đó, từ ngày 20/3/2024 sẽ cắt giảm hơn 80 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan so với Phụ lục II Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT. Các dòng hàng được cắt giảm gồm: 4 dòng hàng kiểm dịch động vật thủy sản thuộc nhóm 15.04 (Mỡ và dầu và các phần phân đoạn của chúng, từ cá hoặc các loài động vật có vú sống ở biển, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học), gồm các mã HS: 1504.10.20, 1504.10.90, 1504.20.10, 1504.20.90 và khoảng gần 80 dòng hàng kiểm dịch thực vật.
Việc cắt giảm các dòng hàng nhằm thực hiện theo yêu cầu của các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đó, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/1/2024 của Chính phủ yêu cầu: “Tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Việc rà soát, sửa đổi danh mục thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng cắt giảm các mặt hàng có mức độ rủi ro rất thấp hoặc gần như không có rủi ro; bổ sung danh mục mặt hàng miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành”.
Bên cạnh đó, cũng bổ sung mới, chuyển một số mặt hàng vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan. Cụ thể, tại Phụ lục III Thông tư số 01/2024/TT-BNNPTNT quy định về Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ NN & PTNT đã tăng thêm nhiều dòng hàng so với Phụ lục III Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT gồm mặt hàng máy, thiết bị dùng trong nông nghiệp (HS 8424: Thiết bị phun dùng trong nông nghiệp) và các mặt hàng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm thức ăn chăn nuôi vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng hóa là thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản; sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (gồm: thức ăn truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh) theo quy định tại Nghị định 46/2022/NĐ-CP và các quy chuẩn Việt Nam đều áp dụng biện pháp công bố hợp quy “Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật”. Biện pháp kiểm tra này không có “Thông báo kết quả kiểm tra đạt yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành”. Như vậy, các mặt hàng này sẽ không thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan nữa (Phụ lục II) mà chuyển sang Danh mục hàng hoá nhập khẩu phải kiểm tra sau thông quan (Phụ lục III).
Việc cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành cũng giúp cho môi trường kinh doanh được thông thoáng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Ảnh minh họa: TTXVN |
Các loại thức ăn chăn nuôi khác gồm “Thức ăn đậm đặc”, “Thức ăn bổ sung” vẫn thuộc danh mục hàng hóa kiểm tra nhập khẩu trước thông quan. Đồng thời, bổ sung thêm 1 bảng mã số HS đối với danh mục giống cây trồng lâm nghiệp, nâng tổng số danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lên 27 bảng mã HS.
Trong những năm qua, tiếp tục đổi mới, cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành luôn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Nhờ đó, những cải cách về kiểm tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thống nhất một đơn vị thuộc Bộ kiểm tra một mặt hàng ước tính đã tiết kiệm được cho người dân, doanh nghiệp trên là 21,6 tỷ đồng/năm. Chi phí ước tính tiết kiệm được từ việc cắt giảm điều kiện kinh doanh là 46,42 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành cũng giúp cho môi trường kinh doanh được thông thoáng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo đúng yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết 19/NQ-CP, nay là Nghị quyết 01/NQ-CP như: minh bạch trình tự, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, căn cứ kiểm tra bằng việc quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Điều này giúp ích rất lớn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quá trình xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu.