发布时间:2025-01-11 02:00:06 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. |
Sau 2 năm thực thi CPTPP, theo bà, những lợi ích nổi bật mà doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được là gì?
Lợi ích lớn nhất mà doanh nghiệp nhận được là việc tận dụng được những ưu đãi thuế quan từ CPTPP. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đánh giá cao những thay đổi cơ bản và mang lại hiệu quả rất tốt từ những cải cách về mặt thể chế hành chính, cũng như những cải cách trực tiếp liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các đối tác trong CPTPP. Các doanh nghiệp cũng nhận thấy nhiều cơ hội về mặt thị trường và những cơ hội về hợp tác liên doanh với các đối tác nước ngoài trong CPTPP.
Đặc biệt, CPTPP đang thể hiện hiệu ứng tốt trong mở đường cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tiến vào châu Mỹ một cách trực tiếp ở các thị trường mà CPTPP đã có hiệu lực, gồm Canada và Mexico; và cả gián tiếp thông qua động lực thúc đẩy thương mại song phương với các thị trường mà CPTPP chưa có hiệu lực như Peru, Chile…
Bà đánh giá như thế nào về việc tận dụng ưu đãi thuế quan trong CPTPP?
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Tuyên truyền CPTPP mới chỉ là bề nổi CPTPP là hiệp định thương mại có mức độ tự do hoá cao nhất, có nhiều cam kết mở cửa nhất, phức tạp nhất nhưng cũng thách thức nhất với Việt Nam. Các cam kết của CPTPP khó tới nỗi, dù đã có hiệu lực trong 2 năm nhưng đến nay có những đối tác vẫn chưa phê chuẩn hiệp định. Chúng ta là nước tiên phong trong việc phê chuẩn thực hiện Hiệp định này. Điều này thể hiện quyết tâm hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, cứ 20 doanh nghiệp mới có 1 doanh nghiệp biết rõ về các cam kết CPTPP liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình. Kết quả này cho thấy các nỗ lực tuyên truyền phổ biến chung về CPTPP đã có hiệu quả ban đầu tích cực nhưng mới trên bề mặt là chủ yếu. Với FTA khó và phức tạp như CPTPP, cần thiết phải có những biện pháp thông tin chuyên sâu, chi tiết và hữu ích hơn cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Ông Doãn Công Khánh, nguyên Giám đốc Trung tâm Thương mại và Môi trường - Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương: Đòi hỏi nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa Để gia tăng số lượng xuất khẩu thì doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn quy định của các nước nhập khẩu, vượt qua các rào cản thương mại. Vì thế, doanh nghiệp cần cải tiến công nghệ, bố trí nhân lực và có những mô hình quản trị tiên tiến. 2 năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu thích ứng với những quy định, quy chuẩn đặt ra trong CPTPP, nên gia tăng xuất nhập khẩu tại một số mặt hàng chủ lực. Nhưng thời gian phía trước đòi hỏi sự phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, nhất là khi nhiều nước gia tăng bảo hộ thương mại, đưa ra các tiêu chuẩn, quy định ngày càng cao hơn. Chi Mai (ghi) |
Những đánh giá nêu trên nếu nói là rất tốt thì chưa hẳn. Bởi theo Bộ Công Thương - đơn vị chịu trách nhiệm trong việc cấp chứng nhận xuất xứ để hàng hóa có thể hưởng ưu đãi thuế quan trong CPTPP, tỷ lệ sử dụng kim ngạch thuế quan ưu đãi trong hai năm vừa qua còn rất thấp. Trong năm đầu tiên của CPTPP chỉ đạt là 1,67%, mức rất thấp so với mức trung bình của nhiều FTA khác (năm 2019 là 37,2%). Sang năm 2020, tỷ lệ này đã được cải thiện nâng lên 4%, nhưng cũng vẫn còn rất thấp so với kỳ vọng.
Nguyên nhân của vấn đề này có thể được lý giải là do trong CPTPP, nhiều đối tác đã có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với chúng ta rồi, cho nên doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn, trong khi CPTPP là một hiệp định mới. Ngoài ra, với một số loại hàng hóa, việc đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi còn tương đối khó với nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, nguyên nhân đáng tiếc nhất là không ít doanh nghiệp chưa biết về cơ hội hoặc chưa đủ năng lực để tận dụng ưu đãi thuế quan.
Bà có thể chia sẻ thêm về sự phân bổ trong việc tận dụng cơ hội từ CPTPP, giữa các loại hình doanh nghiệp?
Theo những khảo sát của chúng tôi thì thấy rằng, các doanh nghiệp FDI là nhóm mà tận dụng được nhiều hơn các cơ hội ưu đãi thuế quan từ CPTPP, trong khi những nhóm còn lại như là doanh nghiệp dân doanh tận dụng được cơ hội ít hơn. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều hơn nhóm doanh nghiệp nhà nước.
Điều này cũng thể hiện trên thực tế khi các doanh nghiệp FDI là nhóm đang chiếm tỷ lệ tới 67% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nên tỷ lệ nhóm doanh nghiệp này tận dụng được ưu đãi thuế quan nhiều hơn là điều dễ hiểu. Nhưng rõ ràng, việc xem xét theo từng nhóm doanh nghiệp về khả năng tận dụng cơ hội của CPTPP sẽ thấy được mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về CPTPP, do có mối liên hệ rất hữu cơ giữa việc doanh nghiệp có sự chủ động để đón chờ cơ hội với việc hiện thực hóa các cơ hội.
Với những hạn chế như trên, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cần có những giải pháp gì để cải thiện, thưa bà?
Rõ ràng, sự hiểu biết của doanh nghiệp và kể cả của các cơ quan tổ chức thực thi về các FTA nói chung, CPTPP nói riêng đã được nhắc đến lâu nay và vẫn luôn là vấn đề cần bàn. Nhưng việc tuyên truyền về các FTA này phải giống như “hai bàn tay cùng vỗ”. Một bên là các cơ quan thực hiện tuyên truyền, trong đó bao gồm các cơ quan thực thi, các tổ chức nghề nghiệp như VCCI và các hiệp hội ngành nghề trong việc hỗ trợ để tuyên truyền những cơ hội, cách thức, điều kiện, thuận lợi, khó khăn từ CPTPP hay các FTA khác. Các chương trình, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp cần tập trung vào các hoạt động thực chất, cũng cần được thiết kế theo các nhóm đối tượng riêng, với ưu tiên đặc biệt dành cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.
Cùng với đó, một bên là sự chủ động tìm hiểu của các doanh nghiệp. Bởi việc tuyên truyền có nhiều bao nhiều thì cũng như “nước chảy”, nếu doanh nghiệp không chủ động để múc dòng nước ấy thì sẽ không có “nguồn nước mát lành” cho hoạt động kinh doanh. Sự chủ động của các bên sẽ giúp đạt hiệu quả cao trong phổ biến tuyên truyền, giúp đi sâu vào những vấn đề cụ thể, hiểu được nhu cầu và hành động của doanh nghiệp cần phải thực hiện.
Về mục tiêu thị trường, bà đánh giá như thế nào khi những thị trường mới như Canada hay Mexico lại được doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội tốt hơn những thị trường truyền thống như Nhật Bản?
Khi nhìn nhận vào những con số về tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các thị trường, chúng ta cần phải có một cái nhìn công bằng. Với những thị trường mà chúng ta đã có giao dịch lớn như thị trường Nhật Bản, để tăng kim ngạch giao thương thêm 1% cũng cực kỳ khó khăn, bởi vì dung lượng hàng hóa, xuất nhập khẩu sẵn có đã rất lớn rồi. Trong khi ở những thị trường mới, dung lượng thị trường, thực tiễn giao dịch còn nhỏ, nên chỉ cần một mức tăng vừa phải cũng đã đủ để đẩy tỷ lệ tăng nhiều hơn.
Tuy nhiên, cũng có thể nhìn thấy một nguyên nhân khác là các thị trường mới sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn trong hợp tác. Các điều kiện để ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ, hàng rào phi thuế quan… không gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nên cũng được chú trọng hơn. Mặc dù vậy, mức độ tăng trưởng như trong 2 năm vừa qua vẫn còn ít, nhất là khi so sánh với các FTA khác cùng thời điểm ban đầu thực thi, như việc tận dụng ưu đãi thuế quan trong EVFTA cao hơn đáng kể.
Điều này cho thấy chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để tận dụng tốt hơn các cơ hội của CPTPP, đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường cực kỳ lớn là thị trường châu Mỹ thông qua Canada và Mexico. Ngoài ra, đây cũng là vấn đề cho thấy ở những thị trường mới, các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều dư địa để tận dụng và khai thác.
Xin cảm ơn bà!
相关文章
随便看看