Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm họp đánh giá công tác 6 tháng đầu năm,ặndòngcátầmnhậplậxem bóng đá kèo nhà cái trực tiếp triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm.
Hệ thống Siêu thị Metro bị nghi vấn bán cá tầm nhập lậu. Ảnh minh họa |
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, các Bộ, ngành, địa phương tăng cường xử lý những trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm, kiểm tra và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm liên quan đến việc hợp thức hóa cho cá nhập lậu. Bên cạnh việc trình Chính phủ phê duyệt các đề án phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm, giết mổ gia súc gia cầm an toàn, tiếp tục phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia cầm, cần nghiên cứu xây dựng đề án chống nhập lậu thủy sản.
“Việc nhập lậu cá tầm và các loại thủy sản khác, giao cho Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng đề án để ngăn chặn chống nhập lậu. Trong đó, vai trò của Bộ Công Thương là người gác cửa buôn lậu, nhưng trong nước Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải tham gia. Phấn đấu tháng 9, các Bộ cho Ban thường trực Ban chỉ đạo nghe đề án này trước. Sau đó hoàn thiện và đến tháng 10 giao ban trực tuyến toàn quốc để công bố”, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói.
Thực tế, trong 6 tháng qua, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phát hiện, xử lý 40 vụ vận chuyển buôn bán thủy sản nhập lậu vào nội địa tiêu thụ, tịch thu 30 tấn thủy sản các loại, trong đó có 10 tấn cá tầm. Những loại cá nhập lậu được bày bán công khai ở các chợ đầu mối và cả chợ bán lẻ, rất khó phân biệt với cá trong nước. Qua xét nghiệm, nhiều mẫu cá tầm, cá trê và cá quả không rõ nguồn gốc có chứa các chất cấm dùng để chữa bệnh đường ruột và bệnh ngoài da cho cá.
Theo Đại tá Trần Trọng Bình, Phó Cục trưởng Cục phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), sau khi lực lượng chức năng vào cuộc mạnh, lượng cá nhập lậu đã giảm khoảng 60% so với lúc cao điểm tháng 3, tháng 4 vừa qua; nhưng điều đáng lo ngại là hiện nay ở khu vực biên giới có việc nhập cá tầm về nuôi nhằm trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng hoặc hợp thức hóa bằng giấy kiểm dịch của cơ quan thú y.
Đại tá Trần Trọng Bình cho biết: “Phên dậu từ tuyến biên giới đang bị “thủng”, từ việc tuần tra, kiểm soát đến việc chính quyền và cơ quan chức năng địa phương (một bộ phận) đang hợp thức cho cá tầm nhập lậu. Qua cửa khẩu đường hàng không Nội Bài không thể có cá tầm vào được nhưng rõ ràng cá tầm đã được hợp thức hóa và vận chuyển qua đường hàng không, lực lượng cảnh sát cũng đã bắt giữ một số vụ đang vận chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh có đủ giấy kiểm dịch, đóng dấu đỏ chót”.
Cũng trong 6 tháng qua, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Bộ Công an phát hiện, bắt giữ 500 vụ vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu, tịch thu tiêu hủy 127 tấn gà sống, hơn 46 tấn thịt gia cầm, hàng trăm nghìn quả trứng và gia cầm giống…Qua việc xét nghiệm gần 34 nghìn mẫu thực phẩm, cơ quan chức năng phát hiện gần 5.700 mẫu có hàn the, formaldehyde, phẩm màu và chất bảo quản vượt mức cho phép, chiếm 16,7%. Trong số 841 mẫu nông sản nguồn gốc thực vật được xét nghiệm, có 33 mẫu vi phạm chỉ tiêu vi sinh vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc kim loại nặng vượt mức cho phép.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu trước 15/7, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phải có báo cáo về tình hình vận chuyển cá tầm qua đường hàng không vào TP.HCM và buôn bán công khai cá tầm nhập lậu vào miền Bắc.
Theo Hiệp hội phát triển cá nước lạnh phát đi thông tin việc nhập lậu cá tầm đang đe dọa nghiêm trọng đến sự "sinh tồn" của cá tầm trong nước. Còn Tổ chức liên kết các doanh nghiệp nuôi cá tầm Việt Nam cho hay, mỗi ngày phát hiện từ 3-5 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc được nhập lậu vào TP.HCM qua đường hàng không.
Ngoài ra, Hiệp hội cá nước lạnh cũng khẳng định số lượng cá tầm lậu “đội lốt” cá Việt đưa vào các siêu thị, bán tràn lan tại chợ thực phẩm lớn ở Hà Nội. Đáng chú ý, theo một đơn vị thành viên của Hiệp hội cá nước lạnh Việt Nam thì hầu hết siêu thị tại miền Bắc bán cá tầm nhập lậu.
Tiềm năng cá tầm nuôi trong nước bị đe dọa vì cá tầm nhập lậu kém chất lượng. Ảnh minh họa |
Ông Lê Anh Đức, Giám đốc Công ty cá tầm Việt Nam khẳng định, ở miền Bắc không thể có trường hợp cá tầm đánh từ Tây Nguyên ra bán tại siêu thị miền Bắc.
Hiện nay, dù chưa có một con số thống kê chính xác nhưng Bộ NN-PTNT thừa nhận, việc nhập lậu cá tầm thương phẩm qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc đang diễn biến rất phức tạp. Đáng lo hơn, cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam không qua kiểm dịch, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản và nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trong khi đó, theo phản ánh của các doanh nghiệp nuôi và phân phối cá tầm trên cả nước tại hội nghị tổng kết hoạt động Hội Phát triển cá nước vừa diễn ra tại Đà Lạt (Lâm Đồng), cá tầm Trung Quốc nhập lậu đang “núp bóng” cá tầm Việt Nam để bán cho người tiêu dùng nội địa. Tình trạng này gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi cá tầm nước nhà.
Bộ NN-PTNT cũng đã từng có văn bản đề nghị các bộ Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công thương, Giao thông Vận tải và UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu có biện pháp tăng cường kiểm soát và xử lý việc nhập lậu cá tầm thương phẩm qua cửa khẩu biên giới.
Sau 9 năm kể từ ngày được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Việt Nam, đến nay, cá tầm đã được nuôi ở cả 3 miền của đất nước, trong đó nhiều nhất là tại Lâm Đồng. Sản lượng cá tầm dự kiến trong năm 2013 là 900 tấn, trong đó Lâm Đồng 450 tấn, các tỉnh miền núi phía bắc 250 tấn, miền Nam và Tây nguyên (trừ Lâm Đồng) 240 tấn. |
Nguyễn Nam