您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kèo lens】Lãi suất có thể thiết lập mặt bằng mới: Đi lên hay giảm xuống? 正文

【kèo lens】Lãi suất có thể thiết lập mặt bằng mới: Đi lên hay giảm xuống?

时间:2025-01-10 20:23:47 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Đảm bảo lãi suất ổn định, có điều kiện giảm thêmTăng trưởng tín dụng tích cực, lãi suất vay có thể g kèo lens

Đảm bảo lãi suất ổn định,ãisuấtcóthểthiếtlậpmặtbằngmớiĐilênhaygiảmxuốkèo lens có điều kiện giảm thêm
Tăng trưởng tín dụng tích cực, lãi suất vay có thể giảm hơn
Sắp có xu hướng tăng lãi suất?
Nhóm ngân hàng lớn ít có sự thay đổi về biểu lãi suất. Ảnh: Internet
Nhóm ngân hàng lớn ít có sự thay đổi về biểu lãi suất. Ảnh: Internet

Lãi suất huy động nhích tăng

Đầu tháng 4, khảo sát biểu lãi suất của một số ngân hàng cho thấy, đa phần các ngân hàng vẫn duy trì biểu lãi suất gửi tiết kiệm trong phạm vi từ 1 đến 36 tháng đã được triển khai từ trước đó. Trong đó mức cao nhất thuộc về Eximbank với 8,4%/năm. Còn lại các ngân hàng vẫn duy trì lãi suất tiết kiệm cao nhất dưới 7%/năm.

Trước đó, trong tháng 3 lãi suất huy động ngân hàng bắt đầu nhích lên sau một thời gian dài các ngân hàng thực hiện giảm lãi suất như: Techcombank, VPBank…

Tuy nhiên, mặc dù lãi suất huy động có tăng nhẹ, nhưng nhóm 10 ngân hàng thương mại có quy mô tiền gửi tiết kiệm cao nhất hệ thống lại ít có sự thay đổi các mức lãi suất tiết kiệm.

Chẳng hạn, Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank vẫn không thay đổi biểu lãi suất kể từ tháng 2 đến nay. Agribank, BIDV và Vietinbank đang duy trì mức lãi suất tiết kiệm cao nhất ghi nhận được là 5,6%/năm.

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 19/3/2021, tăng trưởng cung tiền đạt 1,5% và tăng trưởng huy động vốn đạt 0,5% so với cuối năm 2020. Trong khi đó, tín dụng tăng nhanh trong quý 1 với mức tăng 1,5% so với đầu năm, cao hơn đáng kể so với mức tăng 0,7% trong cùng kỳ năm 2020.

Các chuyên gia cho rằng, tín dụng trong quý 1/2021 tăng tốc nhanh hơn năm trước trong khi tăng trưởng huy động vốn không tăng cùng tốc độ có thể là nguyên nhân khiến lãi suất huy động gần đây tăng lên.

Lãi suất cho vay giảm chưa tương xứng

Với tình hình nêu trên, nhiều dự báo cho rằng, lãi suất sẽ thiết lập mặt bằng mới vào quý 2/2021. Báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt nhận định rằng lãi suất sẽ tăng ở mức khiêm tốn vào năm 2021 do lạm phát vẫn được kiểm soát và chính sách tiền tệ vẫn đang duy trì hướng hỗ trợ.

Theo dự báo của HSBC, hiện tại nền kinh tế vẫn chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, nhiều ngành hàng sẽ phải mất thêm thời gian để phục hồi nên các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, trái phiếu… cũng sẽ gặp rủi ro hơn. Trong bối cảnh đó, kênh tiết kiệm ngân hàng vẫn sẽ là kênh an toàn đối với người dân. Thêm vào đó, lãi suất huy động đang có xu hướng đi lên sẽ thu hút được tiền gửi của người dân.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, lãi suất là một trong những chỉ số quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ và đã được triển khai quyết liệt.

So với 2015 và 2016, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm 2,3%, lãi suất cho vay bình quân giảm 3,6%. Đến nay, lãi suất cho vay tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên chỉ ở mức 4,5%, giảm 2,5% so với năm 2016.

Dù vậy, nhiều nhận định cho rằng mặt bằng lãi suất cho vay giảm chưa tương xứng với lãi suất huy động, vẫn đang ở mức cao so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan…

Cụ thể, trong năm 2020, lãi suất cho vay đã giảm từ 1-1,5%/năm, thấp hơn mức giảm của lãi suất tiền gửi từ 2-2,5%/năm. Nhờ vậy, biên lãi ròng (NIM) của hầu hết ngân hàng đã tăng rất mạnh trong nửa cuối năm 2020 và hiện ở mức cao lịch sử, khoảng 4%.

Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực, lãi suất của Việt Nam vẫn còn cao khi so sánh với một số nước trong khu vực là do lạm phát của Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới; rủi ro nền kinh tế và rủi ro của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn; chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra của một số nước trong khu vực ở mức hơn 3%, nhưng tại Việt Nam chỉ khoảng 2,6%...

Với những vấn đề nêu trên, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, việc điều hành chính sách lãi suất trong thời gian tới vẫn trên quan điểm trước hết là ổn định đối với cả lãi suất huy động và cho vay. Tuy nhiên, cũng phải cẩn trọng với những dấu hiệu tác động của kinh tế thế giới. Nếu các yếu tố đó vẫn tích cực thì NHNN sẽ tiếp tục tìm cách giảm cả lãi suất huy động và cho vay. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung hạn chế, giảm bớt chi phí, tạo điều kiện giảm tiếp lãi suất cho doanh nghiệp và người dân.