【bongda net】Sữa thừa nhôm nguy hiểm như thế nào?

作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 20:11:59 评论数:

Ảnh minh họa

Nhôm vẫn được phép có trong thực phẩm

Chị Hoàng Thị Thanh Xuân ( Phùng Khoang – Thanh Xuân – Hà Nội) chia sẻ: “Tuy con tôi không sử dụng sữa Aptamil nhưng những thông tin trong những ngày vừa qua về sữa khiến tôi không khỏi lo lắng. Tôi nghĩ rằng,ữathừanhômnguyhiểmnhưthếnàbongda net cơ quan chủ quan nên kiểm tra toàn bộ các loại sữa chứ không nên chỉ loại nào được nước ngoài cảnh báo thì mình mới bắt đầu kiểm tra. Như vậy, người tiêu dùng như chúng tôi mới cảm thấy yên tâm khi sử dụng”.

Đồng quan điểm với chị Xuân, chị Nguyễn Thị Hồng Thắm (Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội) cho biết: “Thời buổi hiện nay, sữa công thức là một phần không thể thiếu của trẻ nhỏ, thế mà cứ nay nhiễm chất độc nọ, mai nhiễm chất độc kia thì ai dám sử dụng nữa”.

Cũng liên quan đến việc sữa Aptamil có hàm lượng nhôm cao, được cơ quan chức năng Anh cảnh báo, mới đây Cục An toàn Thực phẩm đã chính thức đưa ra kết quả kiểm nghiệm về loại sữa này ở Việt Nam. Theo đó, Cục đã ước tính lượng nhôm phơi nhiễm tối đa có thể có đối với trẻ nhỏ khi sử dụng hoàn toàn sản phẩm dinh dưỡng (0,49 - 0,56 mg/kg thể trọng/tuần) là thấp hơn so với ngưỡng an toàn của JECFA nêu trên.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, lượng nạp nhôm vào cơ thể (an toàn) cho mỗi người mỗi tuần là 2mg cho 1kg cân nặng. Các chuyên gia y tế cảnh báo, nếu lượng nhôm nạp vào quá mức sẽ xảy ra những ảnh hưởng nhất định đến hệ trung khu thần kinh, nhất là với chứng trì độn tuổi già. Ngoài ra, nó còn sẽ làm tổn hại sự phát triển thần kinh trẻ nhỏ, dẫn đến trở ngại phát triển trí lực.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm – Đại học Bách Khoa) cho biết, nhôm là chất vẫn được phép có trong thực phẩm với hàm lượng nhất định theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng.

Theo quy định hiện hành thì các chất cấm tuyệt đối trong thực phẩm là chất chứa: catamin, chì, thuỷ ngân, kẽm, đồng hàm lượng cao...vì nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ .

Còn liên quan đến việc nhà sản xuất cho hàm lượng nhôm vào trong sữa chắc chắn là có mục đích chứ không có chuyện vô tình, theo kết quả kiểm nghiệm mới nhất thì lượng nhộm có trong loại sữa này ở Việt Nam vẫn ở ngưỡng an toàn.

Tuy nhiên, ông Thịnh cũng thừa nhận, hiện ở Việt Nam vẫn chưa hề nói đến việc hàm lượng nhôm có trong thực phẩm bao nhiêu là có hại. Các ngưỡng đánh giá đều dựa vào các chỉ số ở nước ngoài đã công bố.

Đối với cơ quan trực tiếp quản lý mặt hàng sữa, TS Lâm Quốc Hùng (Cục An toàn thực phẩm) cho biết, việc chủ động giám sát các thông tin liên quan đến cảnh báo thực phẩm được Cục An toàn thực phẩm hết sức chú ý để kịp thời tăng cường giám sát các sản phẩm tương tự trong nước để kịp thời phát hiện nguy cơ nếu có, từ đó cảnh báo người dân trong lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn.

Nhằm bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ, Cục An toàn thực phẩm tiếp tục chỉ đạo các cơ quan kiểm nghiệm tiến hành lấy mẫu trên diện rộng để kiểm nghiệm hàm lượng nhôm đối với các sản phẩm Aptamil xuất xứ Anh đang lưu thông trên thị trường.

Thừa nhôm rất nguy hiểm

Theo GS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong thực phẩm, nhôm có trong nước uống, rau, sữa... dụng cụ nhà bếp (nồi chảo, muỗng, nĩa) và trong chế biến thực phẩm người ta sử dụng nhiều chất phụ gia chứa nhôm như phẩm màu, chất làm cứng, những chất chống kết tụ, phụ gia thực phẩm, bột nổi....

Việc hấp thụ nhôm của cơ thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều nhân tố, như loại hợp chất nhôm, thành phần của thực phẩm được ăn, tuổi tác và sức khoẻ của người sử dụng thực phẩm có chứa nhôm.

Khi nhôm có trong máu, nhôm được lọc và đào thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, 20% lượng nhôm không được lọc mà đưa vào xương, phổi và gan, thậm chí đến não bộ. Việc đưa vào cơ thể một lượng lớn nhôm có thể gây ra bệnh thiếu máu, bệnh não, chứng nhuyễn xương, sự không dung nạp glucose và ngưng tim.

Ngoài ra, cũng có nghiên cứu cho thấy, có sự liên quan giữa lượng nhôm đưa vào cơ thể với bệnh xơ cứng, teo cơ bên và bệnh Parkinson. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, cơ thể non yếu, sự đào thải kém nên càng gây hại khi trẻ uống sữa có chứa nhôm.

Ngọc  Nữ