【nhận định real vs】Thiếu giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh T.D |
Tại buổi làm việc, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, hiện TPHCM đã hoàn tất bồi dưỡng cho gần 500 giáo viên cốt cán của các quận, huyện, mỗi trường tiểu học một giáo viên cốt cán để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đầu tháng 5 vừa qua, tất cả trường tiểu học trên địa bàn thành phố đã hoàn tất lựa chọn sách giáo khoa. Cả 5 bộ sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT phê duyệt đều được các trường tiểu học trên địa bàn thành phố lựa chọn, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là bộ “Chân trời sáng tạo” do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Tới đây, trong 4 ngày từ 29/7 đến 1/8, giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thành phố sẽ được tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp về sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bên cạnh áp lực về cơ sở vật chất, trường lớp đảm bảo việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hiện ngành Giáo dục TPHCM đang gặp khó khăn về việc tuyển dụng cũng như giữ chân giáo viên tiếng Anh do chưa có quy định trong đề án vị trí việc làm.
Bên cạnh đó, theo ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, Luật Giáo dục mới quy định, giáo viên tiếng Anh phải có bằng cử nhân sư phạm mới đủ điều kiện giảng dạy ở bậc tiểu học. Do đó, chuẩn giáo viên tiếng Anh tiểu học của thành phố hiện chưa đạt chuẩn.
Trong năm học 2019-2020, một số quận, huyện gặp khó khăn về tuyển dụng như quận 11 có nhu cầu tuyển 21 giáo viên tiếng Anh nhưng không có ứng viên, quận Bình Tân chỉ có một ứng viên trúng tuyển nhưng cuối cùng từ bỏ nhiệm sở.
Ngoài việc khó tuyển dụng và khó giữ chân giáo viên tiếng Anh, các trường còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Toàn thành phố hiện đảm bảo tỷ lệ 292 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3-18 tuổi) nhưng không đồng đều ở các quận, huyện. Toàn TPHCM có 70% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày nhưng tại một số quận, huyện chưa đến 50% do áp lực gia tăng dân số cơ học.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, toàn thành phố hiện có 11 quận, huyện đảm bảo 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.
Trước thực tế đó, Sở GD-ĐT TPHCM kiến nghị Bộ GD-ĐT có văn bản chỉ đạo cụ thể định biên cho ngành giáo dục khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là hai môn Tin học và tiếng Anh. Theo đó, Thông tư 32 về Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hai môn tiếng Anh và Tin học là môn học bắt buộc, các địa phương cần có đầy đủ căn cứ pháp lý để chỉ đạo và hướng dẫn các trường xây dựng bổ sung vị trí việc làm đối với 2 môn học này, đảm bảo đủ định biên theo định mức số tiết quy định.
Bên cạnh đó, liên Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính cần có văn bản hướng dẫn việc bổ sung kinh phí cho công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình phổ thông mới...
相关文章
Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
Năm 2015, Netflix có độ phủ lớn tại Mỹ, Canada và Bắc Mỹ - Ảnh: InternetTại sự kiện Triển lãm Điện t2025-01-26Thời tiết miền Bắc sắp mưa giông mạnh, chấm dứt đợt nắng nóng
Miền Bắc sắp mưa giông mạnh, chấm dứt đợt nắng nóng dài nhất từ đầu năm2025-01-26Bộ Công an quyết 'xoá sổ' băng nhóm hủy hoại tài sản, chiếm đất đai ở Bình Thuận
Bộ Công an quyết xoá sổ băng nhóm hủy hoại tài sản, chiếm đất đai ở Bình Thuận2025-01-26Bộ trưởng KH&ĐT đề nghị điều chuyển cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm
Bộ trưởng KH&ĐT đề nghị điều chuyển cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm2025-01-26Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
Ngày 24/8, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh đoàn mô tô2025-01-26Chung cư mất nước giữa đêm Hà Nội nóng hầm hập, trăm hộ dân lỉnh kỉnh xô chậu
Chung cư mất nước giữa đêm Hà Nội nóng hầm hập, trăm hộ dân lỉnh kỉnh xô chậu2025-01-26
最新评论