【u19 đan mạch】Sửa đổi Luật CLSPHH để phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế
Xác định vấn đề bất cập
Về Giải thưởng Chất lượng quốc gia,ửađổiLuậtCLSPHHđểphùhợpthựctiễnvàthônglệquốctếu19 đan mạch tại Việt Nam, Giải thưởng Chất lượng quốc gia (GTCLQG) được xem như một sự thừa nhận về chất lượng ở cấp quốc gia, khu vực và thế giới. Việc hình thành Giải thưởng chất lượng dựa trên các mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới, hoặc các triết lý về quản trị chất lượng của các nhà quản trị chất lượng nổi tiếng thế giới. Giải thưởng hiện nay được trao cho tổ chức, doanh nghiệp với mục tiêu là hướng vào việc cải tiến chất lượng quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm hệ thống hoá và cơ cấu hoá hệ thống quản lý để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và năng suất chất lượng. Sự thừa nhận rộng rãi mà GTCLQG mang lại cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải chính là “giá trị gia tăng” mà các tổ chức, doanh nghiệp đó có được để tiếp tục cải tiến hoạt động của mình.
Tại các nước có nền công nghiệp phát triển, giải thưởng chất lượng còn là một công cụ, biện pháp chính để các doanh nghiệp hoàn thiện mô hình hoạt động của mình. GTCLQG của Việt Nam cũng phải định hướng theo mục tiêu này. Các doanh nghiệp được đề cử tham gia GTCLQG là những doanh nghiệp tiêu biểu của địa phương, tham gia và đóng góp tích cực cho hoạt động năng suất - chất lượng tại địa phương và cả nước, áp dụng thành công các công cụ, mô hình và hệ thống quản lý tiên tiến.
Không chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp đoạt giải, GTCLQG còn là động lực để các doanh nghiệp chưa đoạt giải phấn đấu, tự hoàn thiện mình. Qua đó, nâng cao hơn nữa năng lực của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động GTCLQG chưa thực sự được lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp, chưa khuyến khích được sự quan tâm tham gia của các doanh nghiệp và đời sống xã hội, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của một giải thưởng về chất lượng mang tầm quốc gia.
Đặc biệt, trong đó phải kể đến các hạn chế về: Hoạt động truyền thông chưa được đẩy mạnh; những chia sẻ kinh nghiệm, giá trị từ doanh nghiệp đã đạt giải cho cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng còn chưa cao; các chính sách hỗ trợ mang tính cụ thể, thiết thực đối với doanh nghiệp trước, trong và sau khi đạt giải còn thiếu…
Bên cạnh đó, phạm vi xét tặng GTCLQG hiện nay mới chỉ tập trung vào doanh nghiệp là chủ yếu mà chưa mở rộng đối tượng là cá nhân và loại hình tổ chức khác (ví dụ tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở đào tạo). Do đó, các nội dung này cần được chỉnh sửa cụ thể tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để tạo thuận lợi và thống nhất triển khai thực hiện. Đồng thời, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho xã hội và cộng đồng doanh nghiệp về các giá trị của Giải thưởng cần tiếp tục được đẩy mạnh.
Về việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương, việc phân công trách nhiệm quản lý giữa các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực: Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và Nghị định số 13/2022/NĐ-CP đã phân định rõ ràng về trách nhiệm quản lý sản phẩm, hàng hóa. Tuy nhiên, để thống nhất triển khai giữa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các luật quản lý chuyên ngành thì cần quy định cụ thể nội dung này tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Đồng thời, Nghị định số 127/2007/NĐ-CP và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP đã phân công lĩnh vực của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện việc xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tuy nhiên, việc phân công tại Nghị định số 127/2007/NĐ-CP chưa thống nhất với việc phân công trách nhiệm quản lý chất lượng của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP nên có những sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) để quản lý nhưng lại không được phân công trách nhiệm quản lý chất lượng hoặc được phân công trách nhiệm quản lý chất lượng nhưng không thuộc lĩnh vực xây dựng, ban hành QCVN nên các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực còn lúng túng trong quá trình thực hiện, việc triển khai còn khó khăn, chưa thống nhất.
Về công tác thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Bộ, ngành và địa phương, việc tổ chức triển khai các Chương trình, dự án về năng suất chất lượng còn chưa có sự tham gia đồng đều của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và một số địa phương. Mặt khác, trong quá trình triển khai thực hiện, còn thiếu sự phối hợp, lồng ghép các nhiệm vụ với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương có cùng mục tiêu là nâng cao năng suất, chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của ngành, địa phương. Điều đó đã hạn chế hiệu quả của hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng do chưa tập trung được nguồn lực vào các đối tượng sản phẩm, doanh nghiệp cần hỗ trợ, cũng như hiệu quả tác dụng đồng bộ của các giải pháp.
Nguồn lực cho hoạt động quản lý chất lượng, chủ yếu là kinh phí từ ngân sách nhà nước và rất hạn hẹp (chủ yếu nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học), kinh phí đối ứng của các tổ chức, doanh nghiệp rất hạn chế. Lĩnh vực thực thi quản lý nhà nước về chất lượng vẫn chưa toàn diện theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Một số sản phẩm, hàng hóa sản xuất, kinh doanh vẫn chưa được quản lý; công tác phối hợp, theo dõi và nắm thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của một số cơ quan có liên quan vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ. Nội dung và phương thức tổ chức công tác kiểm tra vẫn theo lối mòn chưa cải tiến, đổi mới để đảm bảo vừa đạt kết quả về số lượng cơ sở kiểm tra vừa quản lý toàn diện, sâu sát thực trạng sản xuất, kinh doanh.
Ảnh minh hoạ
下一篇:Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
相关文章:
- Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân phòng, chống dịch
- Chăm lo đời sống hội viên gắn với tích cực phòng, chống dịch
- Chuyện về ngôi chùa nuôi chứa cán bộ cách mạng
- Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- Hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ trọng tâm
- Nâng cao chất lượng hoạt động thực tiễn của công đoàn cơ sở
- Nỗ lực trong công tác phát triển đảng viên
- Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- Bế giảng lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đối tượng kết nạp Đảng
相关推荐:
- Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- Trả lời kiến nghị của cử tri
- Phát huy trí tuệ của Nhân dân trong đóng góp dự thảo văn kiện
- Tiếp tục giữ gìn, vun đắp sự đoàn kết thống nhất, đưa Hậu Giang phát triển
- Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- Tiếp tục giữ gìn, vun đắp sự đoàn kết thống nhất, đưa Hậu Giang phát triển
- Kết nạp được 348 đảng viên
- Luôn đồng hành hỗ trợ hội viên, phụ nữ
- Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- Tiện lợi cho dân, giảm áp lực cho cơ quan nhà nước
- Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013