Chính sách tín dụng riêng cho mỗi lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế là điều cần thiết. Ảnh: Nguyễn Hà. Thay đổi Trong buổi làm việc về dự án nông nghiệp công nghệ cao hồi tháng 2,índụngcholĩnhvựcưutiênChờluồnggiómớkết quả giải hàn quốc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét chỉ đạo, khuyến khích các ngân hàng thương mại nghiên cứu một gói tín dụng khoảng 100.000 tỷ đồng bằng nguồn huy động của các ngân hàng thương mại để cho vay hỗ trợ các DN, các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp sạch với điều kiện ưu đãi hơn so với các khoản cho vay thông thường. Thủ tướng cũng giao NHNN chủ trì, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để tạo động lực hấp dẫn các DN đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao; có chính sách tín dụng trung hạn cho đầu tư nông nghiệp. Bởi hiện nay các DN phải vay với lãi suất trên 9,5% và không cố định mà điều chỉnh thả nổi từng tháng. Gói tín dụng 100.000 tỷ đồng này có thể xem là bước đi mới trong việc cung ứng vốn ra nền kinh tế của hệ thống ngân hàng. Bởi trước đó, NHNN chỉ quy định 5 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, XK, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng công nghệ cao được vay vốn ưu đãi với lãi suất cho vay phổ biến thấp hơn lĩnh vực kinh doanh thông thường từ 3-4%/năm. Hơn nữa, NHNN còn ưu tiên cho các lĩnh vực liên quan đến an sinh xã hội, đời sống nhân dân như vay mua nhà ở xã hội, trong đó tiêu biểu nhất là gói tín dụng 30.000 tỷ đồng vừa mới kết thúc năm ngoái. Nhìn chung, việc “nắn” tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên luôn là trọng tâm hàng đầu của Chính phủ, nhưng luôn đi kèm với yêu cầu phải đảm bảo chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, khi nhiều ngành nghề, lĩnh vực cùng lên tiếng yêu cầu có gói tín dụng riêng, cần ưu tiên phát triển thì hệ thống ngân hàng phải tìm ra cơ chế chính sách phù hợp, bởi nguồn ngân sách không thể đủ cung cấp cho nhu cầu của toàn ngành. Chính vì thế, trước câu hỏi về nguồn vốn nào để huy động đủ 100.000 tỷ đồng cho gói tín dụng này, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, người phát ngôn Chính phủ cho biết, NHNN sẽ chủ trì, chủ động giao nhiệm vụ cho các ngân hàng thương mại dành gói tín dụng với lãi suất thấp hơn lãi suất thông thường từ 0,5-1,5% để tạo điều kiện cho các DN vay. Đặc biệt, gói tín dụng hỗ trợ này sẽ không phải dùng ngân sách nhà nước cấp bù giống như gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội trước đây, mà bằng nguồn huy động của các ngân hàng thương mại. Thực hiện chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ, NHNN đã phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự thảo Hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phía các ngân hàng thương mại cũng đã và đang đưa ra các gói tín dụng ưu tiên, tiêu biểu như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) với gói tín dụng 50.000 tỷ đồng phục vụ “nông nghiệp sạch”, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) với gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao… Chờ hiệu quả Theo các DN và chuyên gia, việc có một chính sách tín dụng riêng cho các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế là điều cần thiết, bởi mỗi đối tượng vay vốn có đặc thù khác nhau, không thể hưởng cùng cơ chế cho vay khi hiệu suất sinh lời khác nhau. Về gói tín dụng dành cho nông nghiệp công nghệ cao, theo TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách cho vay cần hướng tới việc kết nối được với vốn vay, giúp DN và người dân tiếp cận gần hơn đến nguồn tín dụng. Hơn nữa, Nhà nước cần đẩy mạnh sàn giao dịch hàng hóa giúp việc thẩm định đối tượng cho vay dễ hơn, giúp ngân hàng sẵn sàng tham gia đầu tư cho vay vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như một hình thức kinh doanh có lãi, chứ không phải tham gia đầu tư vào khu vực ưu đãi, lãi suất thấp. Cùng với vấn đề về cơ chế, không ít DN đặt ra lo ngại về khả năng tiếp cận nguồn tín dụng, bởi nhiều ngân hàng áp dụng điều kiện tín nhiệm với khách hàng. Theo TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, cách tiếp cận nguồn tín dụng với các lĩnh vực ưu tiên vẫn nặng về hỗ trợ lãi suất theo kiểu xin – cho, không tính tới nhu cầu của khách hàng. Nhiều quy định về đảm bảo an toàn vốn hoặc nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng trở nên thiếu hoặc bất cập so với yêu cầu của thị trường tài chính hiện nay. Bên cạnh những bất cập nêu trên, việc phát triển đồng bộ cả hệ thống với cơ chế tín dụng là điều cần thiết, bởi có vốn nhưng không có nguồn để sản xuất thì DN cũng không thể phát triển đúng với mục tiêu đề ra. Đại diện một DN ngành công nghiệp hỗ trợ đã bày tỏ mong muốn, khi vay vốn, ngân hàng và các cơ quan chức năng không nên chỉ thực hiện mỗi chức năng mang tiền cho DN vay là xong mà cần có hỗ trợ như thẩm định, đánh giá dự án, hướng dẫn DN về tìm kiếm khách hàng, địa điểm xây dựng, thiết bị sản xuất… Về chính sách cho nông nghiệp, TS.Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, hệ thống chính sách tín dụng này cần phải được tích hợp đồng bộ với các hệ thống chính sách khác có liên quan như chính sách bảo hiểm, vốn hóa đất, lao động, đầu tư… Ví dụ, với chính sách bảo hiểm, hệ thống tín dụng cần tích hợp với chính sách bảo hiểm nông nghiệp bằng cách coi giá trị bảo hiểm là tài sản thế chấp để có thể vay vốn ngân hàng… Có thể thấy, các chính sách đặt ra để phát triển kinh tế là việc vô cùng quan trọng, nhưng vấn đề là làm sao để chính sách hiệu quả, đi vào thực chất. Chính vì thế, các cơ quan quản lý không nên chỉ kêu gọi, đề ra những chính sách, dự án với tên gọi thật hay mà phải tìm ra được phương án thực thi hợp lý. |