Đây là thông tin được ông Trần Lê Minh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho biết tại Hội thảo “Cập nhật các biến động trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và hoạt động xếp hạng tín nhiệm” và Lễ khai trương VIS Rating diễn ra ngày 24/11 tại Hà Nội. Thị trường bước vào chu kỳ mớiCập nhật về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ thời gian qua,ịtrườngtráiphiếudoanhnghiệpbướcvàochukỳpháttriểnmớitheohướngbềnvữnghơsoi kèo southampton hôm nay ông Trần Lê Minh cho biết, cùng với nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, các bộ, ngành, Nghị định 08/2023/NĐ-CP được ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho việc khắc phục chậm trả trái phiếu. Sau khi Nghị định 08 được ban hành, việc gia hạn trái phiếu là lựa chọn khả thi nhất để các tổ chức phát hành giải quyết tình trạng chậm trả gốc và lãi cho các trái chủ. Nhiều tổ chức phát hành đã chủ động đàm phán với trái chủ để tránh rơi vào tình trạng chậm trả gốc, lãi. Tính tới cuối tháng 9, có tới 81% các tổ chức phát hành chọn cách xử lý là gia hạn thời gian đáo hạn. Cùng với đó, hoạt động phát hành mới cũng bắt đầu quay lại từ quý II/2023, trong đó phát hành riêng lẻ vẫn là phương thức chủ yếu và ngân hàng là nhà đầu tư chính. Tính từ tháng 6/2023 tới nay, khối lượng phát hành TPDN đã ổn định trở lại. Hoạt động phát hành TPDN mới cũng bắt đầu quay lại từ quý II/2023, trong đó phát hành riêng lẻ vẫn là phương thức chủ yếu và ngân hàng là nhà đầu tư chính. Tính từ tháng 6/2023 tới nay, khối lượng phát hành TPDN đã ổn định trở lại. |
Cũng theo Tổng Giám đốc VIS Rating, thị trường TPDN của Việt Nam đã bước vào chu kỳ mới, với nhiều điều kiện cần để thị trường phát triển theo hướng bền vững hơn. Ông Trần Lê Minh cho rằng, thị trường xuất hiện điểm tích cực là số lượng trái phiếu chậm trả gốc và lãi lần đầu đã giảm dần. Đồng thời, khi giá trị trái phiếu có rủi ro cao giảm dần trong vòng 12 - 18 tháng tới. Cụ thể, trong quý IV/2023, giá trị trái phiếu có độ rủi ro cao là 19.000 tỷ đồng; quý I/2024 còn 8.000 tỷ đồng; quý II/2024 là 13.000 tỷ đồng; quý III/2024 là 13.000 tỷ đồng; và quý IV/2024 là 9.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, quy mô thị trường TPDN đã bắt đầu ổn định từ tháng 7/2023 vừa qua. “Toàn bộ quy định trong Nghị định 65/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành kể từ đầu năm 2024 sẽ thiết lập kỷ luật chặt chẽ hơn đối với các bên liên quan, khôi phục niềm tin của thị trường và mở đường cho thị trường chuyển sang chu kỳ mới bền vững hơn” - ông Trần Lê Minh nói. Ông Simon Chen - Giám đốc điều hành - Giám đốc bộ phận Xếp hạng và Nghiên cứu của VIS Rating cho biết thêm, năm 2024, thị trường TPDN sẽ có những yếu tố dẫn dắt thị trường phát triển tích cực hơn. Theo đó, mặt bằng lãi suất ngân hàng trong xu thế giảm sẽ giúp các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với nền lãi suất thấp hơn. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ và kích cầu phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn về sản xuất kinh doanh, từ đó có dòng tiền cải thiện hoặc tăng nhu cầu huy động vốn. “Cùng với các quy định chặt chẽ hơn, thị trường TPDN sẽ tăng minh bạch hơn, vừa tăng trách nhiệm đối với các tổ chức phát hành, nhưng đồng thời sẽ giúp tâm lý của nhà đầu tư cải thiện dần” - ông Simon cho hay. Xếp hạng tín nhiệm là một cấu phần quan trọngPhát biểu tại Lễ khai trương hoạt động của VIS Rating, ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, hoạt động xếp hạng tín nhiệm là một cấu phần rất quan trọng của thị trường tài chính nói chung và thị trường TPDN nói riêng. Theo kinh nghiệm các nước, hoạt động xếp hạng tín nhiệm sẽ phát triển khi thị trường tài chính, thị trường vốn nợ đạt đến một mức độ nhất định. | Lễ cắt băng khai trương hoạt động chính thức VIS Rating. |
“Kết quả xếp hạng tín nhiệm không phải là lời khuyên nhà đầu tư mua hay bán một sản phẩm tài chính, nhưng sẽ là một kênh thông tin rất quan trọng, được các nhà đầu tư, các chủ thể tham gia thị trường tài chính sử dụng để cân nhắc khi ra quyết định” – ông Nguyễn Hoàng Dương. |
“Cùng với hoạt động kiểm toán độc lập, chúng tôi thấy rằng hoạt động xếp hạng tín nhiệm sẽ là công cụ hữu hiệu, giúp các hoạt động trên thị trường tài chính diễn ra minh bạch, công khai và thúc đẩy thị trường vốn phát triển bền vững hơn, góp phần khơi thông các dòng vốn quan trọng trong nền kinh tế” - ông Dương chia sẻ thêm. Phát biểu tại Lễ khai trương VIS Rating, bà Wendy Chong - Tổng Giám đốc và Trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Moody’s cho rằng, giá trị TPDN đang lưu hành của Việt Nam đạt khoảng 13% GDP vào cuối tháng 8/2023, điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường nợ. Khi thị trường trái phiếu nội địa của Việt Nam phát triển, xếp hạng tín nhiệm sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng bằng cách giúp các công ty tiếp cận nguồn vốn mới, thể hiện sự minh bạch và duy trì niềm tin của các nhà đầu tư. Ông Phạm Phú Khôi - Chủ tịch HĐQT VIS Rating cũng nhấn mạnh rằng: “VIS Rating đươc thành lập vào tháng 11/2021, được Bộ Tài chính cấp phép cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm vào ngày 18/9/2023 - trở thành tổ chức thứ 3 được phép cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực này. Đây là một bước đi quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thị trường trái phiếu đang trải qua những giai đoạn khó khăn và cần sự chung tay, góp sức của nhà đầu tư, tổ chức phát hành, tổ chức tư vấn… để tạo dựng niềm tin và và tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới”./. |