Ông Tô Hoài Nam - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá,ệpnhỏvàvừatậndụngHiệpđịnhCPTPPđẩymạnhxuấtkhẩkq viêt nam sau cú sốc dịch Covid-19, với những số liệu về xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên của Hiệp định CPTPP trong năm 2021 và 2022 cho thấy, các doanh nghiệp ngành hàng đã nắm bắt được cơ hội mà hiệp định này mang lại để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia xuất khẩu vào các thị trường CPTPP. Ảnh: Hải Anh |
Theo số liệu thống kê, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 45,7 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2020. Trong 10 tháng của năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước CPTPP đạt 45 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2021. |
“Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào quá trình xuất khẩu sang thị trường các nước CPTPP đang tăng rất tích cực” - ông Tô Hoài Nam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tô Hoài Nam, có khoảng 50 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào xuất khẩu sang thị trường các nước CPTPP. Điều này cho thấy rằng CPTPP đã hỗ trợ, khuyến khích khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này cũng như tự tin bước vào sân chơi quốc tế rộng lớn.
Để nâng cao năng lực hiệu quả tham gia CPTPP cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa rói riêng, ông Tô Hoài Nam cho rằng, cần hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và muốn đổi mới công nghệ phải có vốn và nhân lực. Ngoài ra, trong quá trình khai thác thị trường các nước thành viên CPTPP, hoạt động thông tin, quảng bá thương hiệu hàng hoá Việt Nam cần được các bộ, ngành, cơ quan chức năng quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa.
Về phía hiệp hội, ông Tô Hoài Nam chia sẻ, trong năm 2022 - 2023, Hiệp hội đã xác định tập trung hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện năng lực sản xuất, kinh doanh hướng tới xuất khẩu, để khai thác các FTA, trong đó có CTPPP nhằm mở ra thị trường mới, cũng như phát huy tiềm năng sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam./.