当前位置:首页 > Cúp C1

【bong da hnay】Dự án thua lỗ ngành Công Thương: Không có phương án xử lý nào hoàn hảo

Cơ bản xử lý yếu kém,ựánthualỗngànhCôngThươngKhôngcóphươngánxửlýnàohoànhảbong da hnay thất thoát của tập đoàn nhà nước vào năm 2025
Kiểm toán Nhà nước “điểm mặt” loạt dự án thua lỗ, mất vốn, chậm tiến độ
Tiếp tục đánh giá trách nhiệm để kiểm điểm các tập thể, cá nhân trong 12 dự án thua lỗ
Dự án thua lỗ ngành Công Thương: Không có phương án xử lý nào hoàn hảo
Các khách mời tham dự tọa đàm. Ảnh: VGP

Nhiều dự án “hồi sinh”

Chia sẻ tại tọa đàm "Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo" diễn ra ngày 5/4, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, liên quan đến việc các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương, hiện đã có Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1-Hải Phòng thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cơ bản khắc phục các tồn tại yếu kém, sản xuất kinh doanh có lãi.

Ngoài ra, có 4 dự án, doanh nghiệp khác thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gồm: Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ cơ bản không còn vướng mắc về cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước.

“5 dự án này đều bám sát các mục tiêu cụ thể: khắc phục thua lỗ, thậm chí có lãi. Các dự án không còn khả năng khắc phục vì các lý do như sản phẩm đưa ra không còn thị trường, không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu thì xử lý tài chính, cơ cấu vốn, giải pháp cuối cùng là phá sản", ông Hùng nói.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên HĐTV Vinachem cho biết, Vinachem có 4 dự án, trong đó có 2 dự án phân bón urea với tổng công suất 1,06 triệu tấn; 2 dự án phân bón phức hợp DAP với tổng công suất 660.000 tấn.

Thời gian qua, Tập đoàn thực hiện việc tiết giảm chi phí, rà soát lại toàn bộ chi phí không cần thiết để cắt giảm; thực hiện hợp lý hóa quy trình sản xuất ở tất cả các khâu.

“Thuận lợi của Vinachem là có 2 đơn vị phân đạm sản xuất urea và DAP nên dễ dàng so sánh để đưa ra những phương án tối ưu trong quản trị và sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng áp dụng công nghệ thông tin để tăng cường quản trị…", ông Tú nói.

Ông Tú cho biết thêm, bên cạnh Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1-Hải Phòng, đến năm 2021, Dự án đạm Hà Bắc lần đầu tiên sau 5 năm đi vào vận hành và đã có lãi; Dự án đạm Ninh Bình và Dự án DAP số 2-Lào Cai cũng đã cắt lỗ hàng nghìn tỷ đồng.

Vinachem đang tiếp tục chỉ đạo để đưa ra các phương án bảo toàn bền vững hơn nữa, bảo toàn vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ khác.

Ông Nguyễn Hùng Dũng, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chia sẻ, dư luận vẫn cho rằng, PVN có 5 dự án thua lỗ, yếu kém nhưng thực chất các dự án này không hoàn toàn của PVN.

Ví dụ như Dự án Nhiên liệu sinh học Bình Phước, PVN chỉ sở hữu 29% cổ phần, còn lại doanh nghiệp nước ngoài nắm cổ phần chi phối. PVN cũng chỉ nắm 35% cổ phần của Nhà máy Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, còn 65% là các doanh nghiệp bên ngoài. Việc tham gia, chỉ đạo, điều hành hay có những can thiệp, hỗ trợ rất khó.

Với Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, theo ông Dũng, PVN tham gia đầu tư với mong muốn góp phần đảm bảo nguồn sợi cho may mặc trong nước. Nhưng khi đầu tư, do khó khăn về thị trường, doanh nghiệp không chủ động được vấn đề nguyên liệu và thị trường nên đã gặp nhiều khó khăn.

Đến thời điểm hiện tại, dự án cơ bản đã được xử lý những tồn đọng. PVN cũng đã tìm kiếm các đối tác cùng PVN xử lý các vấn đề tài chính, đảm bảo nguyên liệu đầu vào cũng như vấn đề tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.

"Nhà máy cơ bản hoạt động ổn định, vận hành gần như toàn bộ các dây chuyền, doanh nghiệp bắt đầu có lãi dù không lớn. Chúng tôi sẽ chủ động xử lý các dự án này, sau đó có thể cổ phần hoá hoặc chuyển nhượng cổ phần của PVN tại dự án này", ông Dũng khẳng định.

Cần quyết liệt đối với từng dự án

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá, thời gian qua, nhiều dự án thua lỗ ngành Công Thương như được "hồi sinh", tạo ra sản phẩm về mặt kinh tế, song vẫn có những dự án bị dừng, gây thiệt hại vốn, lỗ lũy kế. “Tuy nhiên, với việc xử lý các dự án lần này, cá nhân tôi đánh giá cao 2 điểm, đó là xử lý tích cực và xử lý có kết quả", ông Hiếu nói.

Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, trong xử lý các dự án, không có phương án xử lý nào là hoàn hào, chỉ có phương án xử lý tối ưu. Những vấn đề liên quan tới chính sách, cơ chế đã căn bản được tháo gỡ, đó cũng là cơ sở để báo cáo Bộ Chính trị xử lý bước đầu các dự án.

"Hiện nay, một số dự án đã có khởi sắc thực sự. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu, vì thời gian kéo dài lâu cho nên phải tìm cách xử lý dứt điểm, cái gì làm được phải xử lý dứt điểm, không kéo dài từ ngày này sang tháng khác", ông An nhấn mạnh.

Ông Phan Đức Hiếu cho rằng trong quá trình giải quyết thì "dễ trước khó sau". Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, thời hạn này không thể gia hạn tiếp được.

Do đó, thách thức sắp tới rất nhiều, phải hình dung được khối lượng công việc mới có thể thấy thách thức rất lớn. “Chính phủ đã có lộ trình rất cụ thể cho nội dung này, cần có sự quyết liệt đối với từng dự án”, ông Hiếu bày tỏ quan điểm.

12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương gồm: Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên; Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án Nhà máy thép Việt Trung); Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam; Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Công ty DQS).

分享到: