当前位置:首页 > La liga

【nhận định bóng đá chuyên gia】Gần 5.000 trẻ em bị xâm hại trong 6 tháng đầu năm 2019

VHO-Trong 6 tháng đầu năm 2019,ầntrẻembịxâmhạitrongthángđầunănhận định bóng đá chuyên gia cả nước có gần 5.000 trẻ em bị xâm hại, trong đó số trẻ bị xâm hại tình dục chiếm trên 80%.

Sáng 3.1, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Đoàn giám sát của Quốc hội “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” đã tổ chức Hội thảo Phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em trong gia đình. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Phó trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội Lê Thị Nga chủ trì Hội thảo. Đồng chủ trì Hội thảo có Ủy viên Trung ương Đảng,  Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn giám sát Phan Thanh Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà; Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hoà; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy.

Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, tình trạng bạo lực và xâm hại trẻ em trong gia đình xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, có sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một số thành viên trong gia đình; một bộ phận các gia đình tập trung cho làm ăn kinh tế quá mức dẫn đến tình trạng sao nhãng, không quan tâm, chăm sóc, giáo dục trẻ em mà chỉ giao phó cho nhà trường. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; bạo lực gia đình bất bình đẳng giới trong gia đình có diễn biến phức tạp... Trong khi đó, đối tượng trẻ em bị xâm hại rất đa dạng, tất cả các trẻ em sống trong gia đình đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của xâm hại, không phân biệt dân tộc, học vấn, điều kiện kinh tế, lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân. Hành vi bạo lực và xâm hại trẻ em biểu hiện dưới nhiều hình thức và mức độ, từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Gần 5.000 trẻ em bị xâm hại trong 6 tháng đầu năm 2019 - Anh 1

Toàn cảnh Hội thảo 

Việt Nam đã có hệ thống luật pháp, chính sách tương đối hoàn thiện liên quan tới bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng, nhưng một số quy định vẫn còn mang tính chất nguyên tắc, áp dụng cho mọi đối tượng, chưa phản ánh được những đặc điểm, yêu cầu của biện pháp phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình. Công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em trong gia đình chưa sát với thực tiễn, chưa phát huy hiệu quả. 

Thống kê cho thấy, tình trạng xâm hại trẻ em, đặc biệt bạo lực trong gia đình vẫn ở mức cao. Năm 2014 có 68,4% trẻ em từ 1-14 tuổi phải chịu ít nhất 1 hình phạt tâm lý hoặc thể xác bởi các thành viên trong gia đình trong vòng 1 tháng, trong đó hình thức xử phạt thể xác nghiêm trọng tuy không phổ biến nhưng cũng có 2,1% trẻ từng bị. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có gần 5.000 trẻ em bị xâm hại, trong đó số trẻ bị xâm hại tình dục chiếm trên 80%. Thủ phạm vẫn đa số là người thân, quen, hàng xóm, các vụ do chính người ruột thịt (ông, bố đẻ, bố dượng…) gây ra không nhiều nhưng thực sự đáng báo động cho thấy sự xuống cấp về đạo đức xã hội, về ảnh hưởng của phim, ảnh đồi truỵ, chất gây nghiện,… nạn nhân bị xâm hại tình dục phần lớn là trẻ em gái, gần đây xuất hiện xâm hại tình dục trẻ em trai.

Các đại biểu kiến nghị, Quốc hội cần tăng cường giám sát việc thực hiện Luật Trẻ em 2016, đặc biệt là giám sát việc thực hiện trách nhiệm của các Bộ, ngành và của gia đình. Xem xét sửa đổi Luật Trẻ em theo hướng bổ sung đối tượng các cháu có cha mẹ ly hôn phải sống với cha dượng vào nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Xem xét sửa đổi quy định của Luật Giám định tư pháp liên quan đến trẻ em; đưa vào luật quy định xử phạt các đối tượng phát hiện các vụ việc xâm hại trẻ em nhưng không tố giác…

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, cần đánh giá đúng mức độ thực trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình và đánh giá đúng đặc điểm của những gia đình xảy ra tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em nhằm có biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em phù hợp với thực tiễn. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng, hiện nay, pháp luật của nước ta về bảo vệ quyền trẻ em và phòng, chống bạo lực gia đình tương đối tốt. Do đó, không thể đổ lỗi cho thể chế, pháp luật mà cần xem lại khâu tổ chức thực hiện.

ĐÀO ANH

分享到: