当前位置:首页 > Thể thao > 【kèo nhà cái 5 chấm net】Ngân hàng kêu khó với UBND TP.HCM về xử lý nợ

【kèo nhà cái 5 chấm net】Ngân hàng kêu khó với UBND TP.HCM về xử lý nợ

2025-01-25 12:12:27 [La liga] 来源:Empire777

ngan hang keu kho voi ubnd tphcm ve xu ly no

Ngân hàng nêu vướng mắc tại hội nghị. Ảnh: N.Hiền

Ông Võ Tấn Hoàng Văn,ânhàngkêukhóvớiUBNDTPHCMvềxửlýnợkèo nhà cái 5 chấm net Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chia sẻ, tại SCB có những vụ việc ngân hàng khởi kiện từ 3 đến 4 năm nhưng vẫn chưa được đưa ra xét xử. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều ngân hàng dẫn tới việc xử lý tài sản bảo đảm kéo dài, gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng.

Theo phản ánh của các ngân hàng, thủ tục để đem tài sản ra bán đấu giá phải trải qua rất nhiều giai đoạn, thời gian kéo dài so với quy định như thủ tục xác minh tài sản; cưỡng chế tài sản; xác định ranh, đo vẽ lại tài sản và thẩm định giá tài sản. Mặc dù Nghị định số 34/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 53/2013/NĐ-CP đã quy định VAMC được kế thừa “quyền và nghĩa vụ tố tụng của tổ chức tín dụng bán nợ”, nhưng đến nay Tòa án nhân dân tối cao chưa có văn bản hướng dẫn nên tòa án các địa phương còn lúng túng trong việc áp dụng.

Theo đó, đối với khoản nợ đã bán cho VAMC thì Tòa án yêu cầu ngân hàng rút đơn kiện và VAMC phải khởi kiện lại với tư cách nguyên đơn, do đó mất nhiều thời gian và chi phí cho ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu.

Các TCTD cũng cho hay, hiện nay các ngân hàng là người được thi hành án nhưng lại phải nộp phí thi hành án. Điều này vô tình làm cho người phải thi hành án chây ỳ, không tự nguyên thi hành án, kéo dài thời gian thi hành án. Bên cạnh đó, nếu các ngân hàng không thu hồi được nợ thì mức phí thi hành án tương đối cao, tạo nên áp lực tài chính, giảm thiểu giá trị khoản nợ được thu hồi.

Theo đó, các TCTD kiến nghị UBND TP.HCM quan tâm chỉ đạo các sở ngành liên quan hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến thi hành án, tòa án và xử lý tài sản bảo đảm nợ vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong công tác xử lý nợ xấu và thu hồi nợ.

Cụ thể, đối với cơ quan thi hành án, khi bản án đã có hiệu lực thi hành, cơ quan thi hành án nhận được đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án thì nên cho thi hành án ngay, không ủy thác thi hành án khi không có yêu cầu của người yêu cầu thi hành án.

Cơ quan thi hành án nên thi hành án theo bản án đã có hiệu quả thi hành không vì một vụ án khác có liên quan đến tài sản thi hành án đang thụ lý mà chậm trễ kéo dài việc thi hành án.

Ngân hàng Agribank Sài Gòn cũng phản ánh, hiện có các hồ sơ kê biên, xử lý tài sản thế chấp kéo dài 1 đến 2 năm vẫn chưa hoàn tất được. Do đó, UBND TP.HCM cần có quy định cụ thể về thời gian tối đa đối với việc kê biên, xử lý tài sản thế chấp của cơ quan thi hành án.

Đồng thời, cần quy định chi tiết về các trường hợp được tạm đình chỉ vụ án và có chế tài hợp lý đối với trường hợp thẩm phán vi phạm quy định tố tụng.

Theo phản ánh của các ngân hàng, thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định là 3 ngày làm việc. Tuy nhiên, tại một số quận như quận Bình Thạnh, quận 7, quận 11, kết quả giao dịch bảo đảm được trả chỉ trong vòng 1 ngày làm việc. Do đó, các TCTD kiến nghị các quận còn lại cùng giảm thời gian quy định trả hồ sơ giao dịch bảo đảm xuống còn 1 ngày để tạo thuận lợi cho người dân và ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ.

Về vấn đề này, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho hay, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các quận như Bình Thạnh, quận 11 và quận 7 có số lượng hồ sơ gọn, lại là đơn vị thành lập sau nên trang thiết bị hiện đại, có phần mềm tiên tiến, liên kết với cơ sở dữ liệu nên có thể thực hiện giải quyết trong ngày. Trong khi đó, các đơn vị khác vẫn đang sử dụng các trang thiết bị lạc hậu nên việc giải quyết chậm trễ hơn.

Trước thực tế đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB cho rằng để rút ngắn thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm thì cần có sự đầu tư về trang thiết bị và các ứng dụng. Theo đó, có thể biến thủ tục này thành một dịch vụ công trực tuyến và ngân hàng có thể tham gia như người tài trợ ban đầu, nguồn thu để hoàn trả nợ sẽ lấy từ phí của dịch vụ đăng ký giao dịch bảo đảm.

Với ứng dụng công nghiệ thông tin hiện nay, việc đăng ký giao dịch bảo đảm có thể thực hiện trực tuyến và xác nhận hồ sơ bằng giấy sau giúp tiết kiệm thời gian, tăng tính chính xác, tính minh bạch. “Các ngân hàng hoàn toàn có thể chấp nhận trả thêm phí để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cho khách hàng” – ông Tùng nhận định.

Tương tự, ông Tùng cũng đề xuất chuyển thi hành án thành dịch vụ công. Khi đó, đơn vị thi hành án nào tốt thì ngân hàng có thể lựa chọn để thực hiện thi hành án cho mình. Khi đó, ngân hàng sẽ phải trả thêm phí. Theo ông Tùng, việc trả thêm phí còn đỡ tốn kém hơn so với những thiệt hại từ việc chậm thi hành án, chậm thu hồi nợ.

Ngoài ra, hiện nay tại nhiều tòa án cấp quận, huyện luôn có tình trạng quá tải. Theo ông Tùng, có những khoản vay không nhất thiết phải thông qua tòa án mà có thể thông qua trọng tài kinh tế xử lý để giảm tải cho tòa quận huyện và tăng tốc độ xử lý. Do đó, có thể xem xét cho phép những khoản vay phát sinh nợ xấu từ 500 đến 1 tỷ đồng thì đưa ra trọng tài kinh tế giải quyết. Ngoài ra, với trường hợp phải đưa ra toà án thì nên cho ngân hàng thương mại được phép tự lựa chọn toà án tốt, không bị quá tải để giải quyết và xử lý vụ việc.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Vĩnh Tuyến cũng thừa nhận, nhiều vụ kiện kinh tế của DN, cơ quan nội chính xử lý quá chậm, kèm theo đó, việc thi hành án cũng kéo dài, gây thiệt hại cho DN. Do đó, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chỉ đạo đồng chí Nguyễn Vĩnh Tuyến trực tiếp làm việc với các đơn vị có liên quan để tìm giải pháp phối hợp, rút ngắn thời gian xử lý tài sản đảm bảo cho các TCTD.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Phước Thanh cũng cho hay, Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành trình lên Chính phủ để có cơ hội trình lên Quốc hội sửa đổi cơ chế pháp lý để xử lý nợ xấu.

“Thời gian qua, xã hội phê phán ngành ngân hàng để nợ xấu cao nhưng lại không công bằng trong việc nhìn nhận nguyên nhân một phần cũng do vướng cơ chế xử lý nợ xấu bên cạnh những rủi ro về đạo đức cán bộ ngân hàng. Để ngân hàng hoạt động tốt thì tất cả đều cần được luật hoá” – ông Thanh nói.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读