当前位置:首页 > Cúp C2 > 【hạng 2 colombia】Nâng tuổi nghỉ hưu: Đã đánh giá tác động?

【hạng 2 colombia】Nâng tuổi nghỉ hưu: Đã đánh giá tác động?

2025-01-25 11:53:13 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777

nang tuoi nghi huu da danh gia tac dong

Hầu hết nữ công nhân phải làm thêm giờ để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ảnh: Hương Dịu.

Không phải là mới

Ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội):

Tuổi nghỉ hưu là một vấn đề được đưa ra trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động 2012 tới đây. Trong đó có phương án tăng tuổi nghỉ hưu và giữ nguyên tuổi nghỉ hưu của nam và nữ như hiện nay. Khi Trung ương, Quốc hội xem xét tăng tuổi nghỉ hưu, vấn đề này tiếp tục được đưa vào Bộ luật Lao động để Quốc hội thông qua. Thời điểm này vẫn có nhiều phương án về tuổi nghỉ hưu. Có điều chỉnh tuổi nghỉ hưu hay không sẽ do Trung ương xem xét quyết định và Quốc hội có ý kiến chính thức. Việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu không phải là mới. Hiện nay, Đề án cải cách BHXH đang trong quá trình hoàn thiện để trình Hội nghị Trung ương 7.

Theo bà Lê Thị Nguyệt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, còn nhiều điểm bất hợp lý trong quy định tuổi hưu hiện nay. Bởi trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các quy định liên quan bình đẳng giới của Bộ luật Lao động 2012 đã không còn phù hợp với cách tiếp cận hiện đại về bình đẳng giới. Có những quy định nhằm bảo vệ lao động nữ, song lại có thể dẫn đến phân biệt, đối xử về giới, như quy định về các công việc không được sử dụng lao động nữ, quy định về tuổi nghỉ hưu… Lao động nam và nữ khi bước vào tuổi lao động, tham gia quá trình đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đều như nhau, nhưng lao động nữ lại nghỉ hưu trước nam giới 5 năm.

“Hậu quả là việc bố trí các công việc, vấn đề đào tạo cho nữ lao động đều phải thụt đi 5 năm. Việc về hưu sớm còn dẫn tới thực tế lương hưu của lao động nữ cũng thấp hơn nam giới. Trong khi đó, tuổi thọ nữ giới tăng cao. Nhiều phụ nữ vẫn phải làm việc sau khi nghỉ chế độ để đảm bảo các điều kiện sống” - bà Lê Thị Nguyệt cho biết thêm.

Trước nhiều thông tin cho rằng, một trong những lý do phải đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu là nhằm tránh nguy cơ vỡ quỹ BHXH, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, thời gian qua, trong các lý do đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, một số ý kiến cho rằng có nguyên nhân sâu xa nhằm tránh nguy cơ vỡ quỹ BHXH ở giai đoạn sau này. Lập luận này được đưa ra dựa theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, rằng tới năm 2034, quỹ BHXH sẽ mất cân đối nghiêm trọng. Thậm chí có tài liệu còn cho rằng, tới năm 2034 có nguy cơ vỡ quỹ BHXH.

“Tuy nhiên đây là một nhận định hoàn toàn chưa có căn cứ. Bởi Luật BHXH năm 2014, thay cho Luật BHXH 2006, đã được sửa đổi và bổ sung để giải quyết các bất cập đó. Theo đó, Luật BHXH sửa đổi đã có nhiều quy định điều chỉnh mới, trong đó mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nâng chế độ ưu đãi khi tham gia BHXH tự nguyện để mở rộng các diện bao phủ. Cùng đó, Luật BHXH năm 2014 đã tính toán cụ thể về tỉ lệ giảm trừ quyền lợi khi người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo Bộ luật Lao động, tăng thời gian đóng góp để được hưởng mức lương hưu tối đa 75% cho lao động nam và nữ... Những quy định này cũng nhằm khắc phục dự báo mất cân đối quỹ trong tương lai”, ông Lê Đình Quảng khẳng định.

Nhiều vấn đề cần nghiên cứu với lao động nữ

Để đảm bảo về chế độ, chính sách an sinh xã hội và các điều kiện phát triển khác, bà Lê Thị Nguyệt đề nghị phải xem xét cụ thể hơn về độ tuổi về hưu của lao động nữ cho hợp lý. Bởi thực tế, ở một số lĩnh vực nhất định, nhiều phụ nữ có điều kiện để làm rất tốt nhưng còn bị hạn chế về tuổi. Tuy nhiên, nếu cùng một lúc nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 thì sẽ gây sốc và khó được chấp nhận nên cần có khoảng cách giãn ra, tăng dần theo từng năm cho đến khi đạt đến 60 tuổi sẽ hợp lý hơn. “Tất nhiên, việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng phải tính đến đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực. Những lao động trong khu vực sản xuất trực tiếp thì nên tính toán tuổi hưu sao cho hợp lý vì điều kiện sức khoẻ, môi trường và cường độ làm việc”, bà Lê Thị Nguyệt đề xuất.

Đồng ý với quan điểm trên, ông Lê Đình Quảng cũng cho rằng, việc điều chỉnh tuổi hưu của nữ lao động từ 55 lên 60 cần thực hiện trên cơ sở tính toán đầy đủ các điều kiện sức khoẻ, giới tính, công việc và theo lộ trình. Đặc biệt có thể tạo sự linh hoạt ở từng ngành nghề, lĩnh vực. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phân biệt từng nhóm lao động, công việc, ngành nghề cụ thể trong phương án đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nói rõ hơn về đề xuất này, ông Quảng cho biết, nếu để chung vào một nhóm để tăng tuổi nghỉ hưu thì sẽ có nhiều bất cập và tác động không tốt với lao động nữ. Xu hướng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ ngang bằng nam giới có thể thực hiện nếu cân nhắc kỹ các điều kiện cũng như thực hiện theo lộ trình.

Là một chuyên gia lao động, Trưởng nhóm đánh giá tác động giới của Bộ Luật Lao động, bà Dương Thị Thanh Mai cho biết, hiện đang có nhiều quan điểm đang ủng hộ kéo dài tuổi nghỉ hưu theo hướng lao động nam, nữ có thời gian làm việc giống nhau thì có tuổi hưu như nhau. Tuy nhiên điều này cần cân nhắc kỹ vì các yếu tố sức khoẻ, đặc điểm giới của lao động nữ. Cụ thể, người phụ nữ làm công tác nghiên cứu có khả năng lao động đến 60, 62, thậm chí 65 tuổi. Đây là điều cần tính toán để tránh lãng phí chất xám và kinh nghiệm.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读