Mặt hàng sầu riêng đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả 6 tháng năm 2023 gần bằng cả năm 2022 Cơ hội mới cho chanh dây Việt Nam tại thị trường Australia?áctỉnhphíaNambànhướngpháttriểnbềnvữngchosầuriêngvàthứ hạng của young boys |
Ngày 10/8, tại Gia Lai, Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị phát triển sản xuất sầu riêng, chanh leo bền vững tại các tỉnh phía Nam; triển khai Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030.
Theo Cục Trồng trọt, diện tích cây ăn quả cả nước đạt 1,22 triệu ha, sản lượng khoảng 13 triệu tấn. Trong đó, sầu riêng có diện tích 112,2 nghìn ha, chanh leo đạt 9,5 nghìn ha. Sầu riêng và chanh leo là hai loại quả có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam. Sầu riêng dự kiến đạt 1 tỷ USD xuất khẩu năm 2023; chanh leo liên tục tăng trưởng cao trong những năm gần đây, từ 19,5 triệu USD năm 2015 lên khoảng 70 triệu USD/năm hiện nay.
Sầu riêng và chanh leo là hai loại quả có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam |
Tại đề án phát triển cây ăn quả chủ lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với mục tiêu đến năm 2025, diện tích cây ăn quả cả nước đạt 1,2 triệu ha, sản lượng trên 14 triệu tấn; đến năm 2030 diện tích cây ăn quả cả nước 1,3 triệu ha, sản lượng trên 16 triệu tấn. Trong đó, đến năm 2030, diện tích sầu riêng khoảng 65 - 75 ngàn ha, sản lượng từ 830 - 950 ngàn tấn, vùng sản xuất trọng điểm ở các tỉnh gồm: Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông. Cây chanh leo phát triển khoảng 12 - 15 ngàn ha, sản lượng 250 - 300 ngàn tấn; các tỉnh sản xuất chanh leo trọng điểm là Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai, Đăk Lăk, Quảng Trị, Sơn La, Nghệ An.
Hiện Tây Nguyên là vùng có diện tích sầu riêng và chanh leo lớn nhất cả nước. Riêng Gia Lai có diện tích cây ăn quả khoảng 29.016 ha, trong đó sầu riêng có 4.637,6 ha, chanh leo có 4.700,9 ha.
“Gia Lai đặt mục tiêu phát triển cây ăn quả khoảng 55.000 ha đến năm 2025 và tỉnh cũng đề nghị, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm, hỗ trợ các đề tài khoa học kỹ thuật, liên kết các doanh nghiệp đầu tư sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm” – ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai nói.
Tại Hội nghị, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên, cho biết: Hiện sản phẩm chanh leo của chúng ta xuất khẩu sang EU có vỏ không đẹp lại mỏng nên khó bảo quản lâu, dễ cấn dập, khó cạnh tranh với chanh leo các nước châu Phi và Nam Mỹ. Do đó, chúng ta nên nghiên cứu cho nhập các giống chanh leo ngoại có vỏ đẹp và dày hơn lại ít bị sâu bệnh hại để đẩy mạnh hơn tỷ lệ xuất khẩu.
Theo ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng: Việt Nam có lợi thế để phát triển sầu riêng, chanh leo. Các địa phương đã có hệ thống thu mua, sơ chế, tiêu thụ, kho lạnh. Chanh leo là cây mới, hướng xuất khẩu, có nhiều doanh nghiệp đầu tư từ giống đến chế biến, mở rộng thị trường. Sầu riêng và chanh leo đã tạo thương hiệu, phát triển nhanh, chiếm thị phần lớn. Nhưng cũng gặp khó khăn về diện tích, sản lượng, tiêu thụ, chất lượng, an toàn thực phẩm, sâu bệnh hại, giá vật tư, liên kết sản xuất. Đặc biệt, ở Tây Nguyên, nông dân có thể chuyển cà phê sang trồng sầu riêng để được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu. Còn chanh leo, sản phẩm sơ chế còn thủ công, quản lý chất lượng chưa tốt khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
Vì vậy, Cục trưởng Cục Trồng trọt đề nghị: Các địa phương phải theo đề án của Bộ Nông nghiệp để phát triển bền vững. Từ việc xây dựng cây giống đạt chuẩn, đến quy trình chăm sóc, chế biến, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Cũng cần cơ cấu lại cây trồng để đa dạng hóa sản phẩm. Thực hiện tốt việc cấp và giám sát, quản lý mã số vùng trồng cho các diện tích sầu riêng và chanh leo theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nâng cao nhận thức và kỹ năng của người dân trong việc áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, Organic và các tiêu chuẩn khác do các thị trường yêu cầu.
Đầu tư vào công nghệ sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm để gia tăng giá trị gia tăng và mở rộng thị trường; Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và hợp tác quốc tế để tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu mới và ổn định. Đặc biệt, để đạt 5 tỷ USD về xuất khẩu trong năm 2025, phải xây dựng theo chuỗi giá trị. Hiện nay thị trường nhập khẩu đã thay đổi buộc chúng ta cũng phải có sự thay đổi.